Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 18:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Hoàn thiện kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai

Thứ năm, 20/07/2023 14:07

TMO - Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhấn mạnh đến mục tiêu củng cố, xây dựng hạ tầng phòng, chống thiên tai nhằm chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên.

Đến thời điểm hiện tại, cả nước có 86.202 công trình thủy lợi, gồm: 7.342 đập, hồ chứa thủy lợi (6.750 hồ chứa và 592 đập dâng); 19.416 trạm bơm; 27.754 cống; 16.057 đập tạm; 291.013 km kênh mương các loại (82.744 km kênh mương đã được kiên cố)... Với hệ thống công trình thủy lợi đã được xây dựng ; bảo đảm phòng, chống lũ, chống ngập cho các đô thị, khu dân cư, bảo vệ sản xuất. Hệ thống công trình thủy lợi đảm kiểm soát mặn cho khoảng 1 triệu ha đất nông nghiệp, kết hợp phát điện với tổng công suất 2.100 MW (trong đó: kết hợp thủy điện 800MW, điện mặt trời 1500 MW).

Hạ tầng phòng chống thiên tai của nước ta đảm nhận đa nhiệm vụ, trong đó, đối với nhiệm vụ tiêu, thoát nước, cả nước hiện có hơn 30.000 cống, bọng tiêu các loại; hơn 28.000 trạm bơm (bao gồm cả trạm bơm tưới, tiêu kết hợp) phục vụ tiêu thoát nước. Trên hầu hết các lưu vực sông đều có hệ thống hồ chứa tham gia phòng, chống lũ.

Theo số liệu thống kê, toàn quốc đã xây dựng được 5.212 km đê sông (trong đó 2.622 km từ cấp 3 đến cấp đặc biệt), 743 km kè, 1.686 cống, ngoài ra còn có hàng ngàn km bờ bao chống lũ, ngăn mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương. Hệ thống công trình phòng, chống lũ đã phát huy tốt hiệu quả và năng lực góp phần thay đổi và nâng cao mức bảo đảm phòng, chống lũ trong thời gian qua, trong đó lưu vực sông Hồng - Thái Bình gần như không còn bị ảnh hưởng bởi lũ; các lưu vực sông Mã, sông Cả, sông Hương được đảm bảo an toàn trước lũ lớn; tại các lưu vực sông thuộc Nam Trung bộ, Tây Nguyên, đã chuyển dần từ thế bị động sang chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ; vùng đồng bằng sông Cửu Long chuyển sang chủ động sống chung với lũ.

Các địa phương triển tiến hành rà soát, đánh giá hiện trạng, triển khai dự án tu bổ, nâng cấp hệ thống đê chống lũ, kiểm soát lũ, tăng cường khả năng thoát lũ. 

Đối với công tác phòng chống xói lở bờ sông, bờ biển, hạ tầng phòng, chống thiên tai tại khu vực ven biển Bắc Bộ có 484km đê cửa sông và đê biển, miền Trung có 821 km đê cửa sông, đê biển và trên 300 km kè. Vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đã xây dựng 450 km đê biển, 1.290 km đê sông và khoảng 7.000 km bờ bao ven các kênh rạch nội đồng để ngăn mặn, triều cường và sóng bão cho vùng ven biển. Tại các vùng miền núi như Trung du Bắc Bộ, Tây Nguyên nhiều hệ thống kè bảo vệ bờ chống sạt lở đất, xói lở bờ sông bảo vệ dân cư và sản xuất đã được đầu tư xây dựng.

Ngoài ra, hệ thống đê biển giữ vai trò quan trọng trước tác động của thiên tai nhất là tình hình bão, lũ, sạt lở bờ biển... Theo đó, cả nước đã xây dựng được trên 1.150 km đê biển, 1.340 km đê cửa sông và hàng trăm km kè chống xói lở bờ sông, bờ biển. Triển khai thực hiện các Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và Chương trình củng cố, nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang, đến nay những đoạn đê biển xung yếu bảo vệ các vùng dân cư tập trung, những khu vực kinh tế quan trọng đã cơ bản hoàn thành.

Hệ thống đê biển và công trình bảo vệ bờ biển đảm bảo an toàn cho dân cư và hạ tầng 28 tỉnh ven biển trước thiên tai. Việc gia cố, nâng cấp đê biển theo yêu cầu kiên cố hóa từng bước không những nâng được mức chống bão và triều cường mà còn kết hợp làm đường giao thông nông thôn, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng ven biển.

Ngoài ra, tại các địa phương trên cả nước hệ thống khu neo đậu tàu thuyền được đầu tư củng cố nhằm góp phần giảm đáng kể thiệt hại đối với tàu thuyền vào tránh trú khi có bão và áp thấp nhiệt đới. Từ năm 2002 đến nay đã có 64 khu neo đậu được đầu tư trong đó đã hoàn thành 51 khu (trong đó có 13 khu cấp vùng).

Trong những năm qua, hạ tầng phòng chống thiên tai ở nước ta đã phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, trước tác động của nhiều yếu tố, hạ tầng phòng, chống thiên tai đã bộc lộ những hạn chế, cần được nâng cấp, hoàn thiện đáp ứng nhiệm vụ trong công tác phòng chống thiên tai.

Trong đó đối với công tác tiêu, thoát nước những năm gần đây, gập úng thường xuyên xảy ra do mưa lớn bất thường (TP Hà Nội và một số đô thị vùng đồng bằng phía Bắc) mưa lớn kết hợp lũ (các thành phố thuộc Trung du miền núi Bắc Bộ như Hà Giang, Yên Bái..., một số thành phố thuộc miền Trung như Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Hội An...) hay mưa lớn kết hợp với triều cường (TP.HCM và một số đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long). Mưa lớn cực đoan cũng dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ vẫn thường xuyên xảy ra tại các khu vực khác tại các vùng Đồng bằng Bắc Bộ, miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có việc gia tăng áp lực tiêu thoát cho các vùng sản xuất nông nghiệp và các vùng dân cư nông thôn.

Một số vùng chưa có công trình tiêu hoặc đã có nhưng bị xuống cấp, nhiều công trình được xây dựng thủ công, kênh mương bị bồi lắng... không đảm bảo phục vụ theo thiết kế, dẫn tới còn nhiều diện tích thường xuyên bị ngập úng, đặc biệt là nhiều công trình đầu mối tiêu cũ, xuống cấp, hệ số tiêu thiết kế thấp.

Theo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), Việt Nam là một trong những quốc gia hứng chịu tác động bất lợi lớn nhất từ thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu và nước biển dâng, tác động bất lợi đến mọi mặt của hoạt động dân sinh, kinh tế, đặc biệt đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thách thức lớn đối với công tác thủy lợi và phòng, chống thiên tai. Dưới tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, trong những qua tại nước ta đã xảy ra nhiều đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh và tác động lớn đến hoạt động của các công trình thủy lợi. 

Đối với công tác phòng, chống lũ, ngập lụt, tại các hệ thống sông có đê: Một số tuyến đê chưa đảm bảo chống được lũ theo thiết kế, đặc biệt là các tuyến đê sông nhỏ. Nhiều đoạn đê sông có tình trạng thân đê yếu do vật liệu đắp đê không được tốt, thân đê có nhiều tổ mối xuất hiện, đê đi qua nền đất yếu... có nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ. Hệ thống cống dưới đê còn nhiều cống bị hư hỏng cần được đầu tư sửa chữa.

Đối với các hệ thống sông không có đê: Nhiều vùng chưa có đủ năng lực để đảm bảo né tránh lũ lớn, thích nghi bảo vệ dân cư, đô thị và sản xuất. Tiêu chuẩn/mức đảm bảo phòng, chống lũ chưa rõ ràng. Lũ lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng xảy ra thường xuyên và khốc liệt hơn. - Năng lực tham gia cắt, giảm lũ của các hồ chứa thượng nguồn còn hạn chế, đặc biệt là khu vực miền Trung.

Do chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai ở nước ta trong những năm vừa qua ngày càng phức tạp, bão, lũ, mưa lớn, ngập lụt, đang gia tăng về cường độ, tần suất, trong đó tần suất thiên tai lớn xuất hiện dày hơn, có nhiều đợt thiên tai cực đoan trái so với quy luật trước đây như tình trạng mưa lớn đột biến, ngập lụt thường xuyên, ngập úng đô thị gia tăng. Ngoài ra, theo kịch bản nước biển dâng lên 1m sẽ có 39% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, trên 10% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng, 2,5% diện tích thuộc các tỉnh miền Trung và 20% diện tích thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Theo dự báo, đến năm 2100 Việt Nam sẽ mất khoảng 10% GDP do hậu quả của biến đổi khí hậu. Các tác động của biến đổi khí hậu cũng sẽ ảnh hưởng tới hơn 12% diện tích đất nông nghiệp và khoảng 25% dân số của Việt Nam.

Phát huy hiệu quả các công trình hồ chứa, đập chứa nước trong điều tiết nguồn nước ứng phó với mưa lũ, hạn hán, thiếu nước... 

Thực tế này đòi hỏi hạ tầng phòng chống thiên tai ở nước ta cần được phát triển và hoàn thiện đồng bộ. Thời gian tới, các Bộ, ngành chức năng, địa phương tập trung triển khai các giải pháp nhằm phát huy vai trò của hạ tầng phòng chống thiên tai đối với công tác tiêu, thoát nước và chống ngập úng; Phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; Phòng, chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác.

Trong đó, đối với vai trò tiêu, thoát nước và chống ngập úng, các Bộ, ngành chức năng, địa phương tập trung tiêu, thoát nước ra sông chính, tăng diện tích tiêu bằng tự chảy, động lực. Phân vùng tiêu phù hợp, khép kín hệ thống đê bao, bờ bao kết hợp sử dụng các cống điều tiết, trạm bơm hỗ trợ tiêu thoát nước tại các khu vực trũng thấp thường xuyên bị ngập lụt, úng. Tiếp tục đầu tư, nâng cao năng lực tiêu, thoát nước, xây mới các cống, trạm bơm đầu mối và nạo vét các sông, kênh, rạch kết hợp giao thông thủy phục vụ tiêu, thoát nước cho khu dân cư tập trung, đô thị, công nghiệp, vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Bổ sung, nâng cấp hệ thống trữ nước; duy trì tỷ lệ diện tích mặt nước tạo hồ điều hòa phù hợp, bảo vệ diện tích trữ nước tự nhiên, dành không gian cho nước nhằm giảm áp lực ngập, lụt, úng, kết hợp tạo cảnh quan, môi trường.

Trong phòng chống chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn: Đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình tạo nguồn nước, tích trữ nước, điều tiết, cân đối nước, cấp nước tại chỗ; sử dụng nước từ hệ thống thủy lợi, hồ thủy điện... phục vụ cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra thiên tai, hạn hán, thiếu nước xâm nhập mặn. Nghiên cứu, đầu tư xây dựng công trình trữ, hồ chứa nước phân tán phù hợp với đặc điểm từng vùng, triển khai đầu tư hồ trữ nước ngọt, công trình để trữ nước trên hệ thống sông, kênh rạch. Đầu tư các công trình điều tiết, kiểm soát nguồn nước, kiểm soát mặn vùng cửa sông, ven biển (sông Mã, Cả, Vàm Cỏ, Hàm Luông,..) để chủ động cấp nước ngọt nội vùng, điều tiết nước ngọt cho vùng ven biển phục vụ sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản và sản xuất nông nghiệp.

Đối với công tác phòng, chống lũ, ngập lụt và các loại hình thiên tai khác, hạ tầng phòng chống thiên tai được xây dựng theo hướng nâng cấp hệ thống đê theo tiêu chuẩn thiết kế, phù hợp với quy hoạch đê điều, quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch tỉnh. Xây dựng công trình chỉnh trị tại các phân lưu, hợp lưu, các cửa sông lớn và các đoạn sông có hình thái, diễn biến sạt lở phức tạp; nạo vét, cải tạo các luồng, tuyến tăng cường khả năng thoát lũ; xây dựng công trình bảo vệ chống sạt, xói lở bờ sông, bờ biển, đê biển. Kiểm soát xây dựng công trình qua sông, suối, vùng ngập lũ để đảm bảo khẩu độ thoát lũ; quản lý chặt chẽ việc sử dụng bãi sông, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác cát trên sông, khắc phục tình trạng lấn chiếm lòng sông, bãi sông đảm bảo không gian trữ, thoát lũ...

Xử lý công trình lấn chiếm luồng tiêu, kênh tiêu, đảm bảo khẩu độ tiêu thoát nước.  Xây dựng, triển khai giải pháp quản lý rủi ro thiên tai; kịch bản, kế hoạch chủ động ứng phó, thích ứng với các tình huống cực đoan, bảo đảm an toàn cho người dân, từng bước sắp xếp, di dời dân cư tại khu vực không bảo đảm an toàn ven sông, suối, ven biển, nơi thường xuyên ngập lụt, nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; nghiên cứu và xây dựng hệ thống cảnh báo, công trình phòng chống lũ quét, sạt lở đất tại một số khu vực có nguy cơ cao...theo nhiệm vụ, phương án đặt ra tại Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 22050

 

 

Đức Bình 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline