Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 19:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Hoàn thiện hạ tầng thủy lợi phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Thứ hai, 10/04/2023 18:04

TMO - Tỉnh Quảng Ninh hướng tới phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo phù hợp với định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh và quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, chủ động phòng chống thiên tai, đảm bảo tiêu thoát nước, chống ngập úng, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Quảng Ninh có khoảng 250 km đường bờ biển và có hệ thống sông ngòi phủ tương đối dày trên toàn bộ địa bàn tỉnh. Các khu vực ven biển và khu vực tiếp giáp sông chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn như: Triều cường, gió, bão, và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của mực nước biển dâng do biến đổi khí hậu.

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có 397km đê; trong đó 33km đê cấp III, 134km đê cấp IV và 230km đê cấp V. Hệ thống đê của tỉnh có khả năng chịu được gió bão cấp 9 kết hợp thủy triều tần suất 10%, đây là mức đảm bảo tương đối cao so với toàn quốc. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 188 đập, hồ chứa nước, tổng dung tích thiết kế 359 triệu m3; trong đó có 22 đập, hồ chứa nước lớn, 168 đập, hồ chứa nước vừa và nhỏ. Mực nước trữ hiện nay tại các hồ đập đạt 71% dung tích thiết kế.

Tỉnh Quảng Ninh huy động nguồn lực đầu tư nâng cấp các hồ chứa nước nhằm đáp ứng yêu cầu trong phòng chống thiên tai. 

Trên địa bàn tỉnh, hiện có 180 hồ chứa nước với tổng dung tích thiết kế là 359 triệu m3, năng lực thiết kế tưới 33.102 ha, cấp nước sinh hoạt và công nghiệp 36,3 triệu m3 còn cấp nước cho nuôi trồng thủy sản khoảng 2.000 ha. Tỉnh có tổng cộng 442 đập dâng lớn, vừa và nhỏ, trong đó có 5 đập dâng với chiều cao đập lớn hơn hoặc bằng 5m, còn lại 437 đập có chiều cao nhỏ hơn 5m. Các đập dâng này chủ yếu ở các địa phương miền núi và hoạt động bình thường. Tuy nhiên, cũng có một số đập bị hư hỏng cần được nâng cấp, cải tạo. 

Tỉnh đã phê duyệt phương án vùng trọng điểm phòng chống thiên tai trên địa bàn, gồm 5 vùng: Vùng đê Hà Nam, thị xã Quảng Yên; vùng dân cư sạt lở vùng lũ quét; vùng dân cư và tàu thuyền hoạt động trên vịnh Hạ Long, Bái Tử Long và vùng biển Quảng Ninh; vùng đê tả sông Kinh Thầy, thị xã Đông Triều; vùng hồ chứa nước Yên Lập, để làm cơ sở cho các địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện phương án ngay trước mùa mưa bão. Toàn tỉnh hiện có 66 vị trí tự nhiên có điều kiện thuận lợi để tàu thuyền neo đậu tránh trú, diện tích khoảng 16,1km2. Hiện nay, các hệ thống đê điều tại tỉnh Quảng Ninh đã giúp tăng năng lực chống chọi bão lũ, giảm nhẹ các thiên tai gây ra, giảm thiệt hại về mùa màng, cơ sở vật chất. 

Đối với các công trình đê điều phòng chống lũ, Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đề xuất cải tạo nâng cấp 5 tuyến đê biển với tổng chiều dài 22,592 km chưa thực hiện theo Quyết định số 58/2006/QĐ-TTg ngày 14/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình đầu tư củng cố, bảo vệ và nâng cấp đê biển hiện có tại các tỉnh có đê từ Quảng Ninh đến Quảng Nam. Nâng cấp 03 tuyến đê sông thực hiện theo Chương trình Nâng cấp đê sông của Chính phủ (Theo Quyết định số 2968/QĐ-TTg ngày 09/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chương trình Nâng cấp hệ thống đê sông đến năm 2020) với tổng chiều dài 21.373 km, bao gồm: Nâng cấp các tuyến đê thuộc các xã Bình Dương, Nguyễn Huệ, Hồng Phong thị xã Đông Triều.

Cải tạo nâng cấp 22 tuyến đê địa phương với tổng chiều dài 88,620 km. Xây dựng mới 04 tuyến đê tại thị xã Quảng Yên và huyện Đầm Hà với tổng chiều dài 47,763 km. Cải tạo nâng cấp 27 cống tiêu dưới đê, xây mới 02 cống tiêu: cống tiêu dưới đê Hà An (thị xã Quảng Yên) và cống tiêu dưới đê Hang Son (thành phố Uông Bí để tiêu nước cho khu Cửa Đền và Láng Cà). Xây dựng 28 tuyến kè bảo vệ các khu vực sông biên giới và khu dân cư với tổng chiều dài 49,58 km. 

Xây dựng nâng cấp, cứng hóa khép kín các tuyến kè biển, kè sông bao quanh đô thị để đảm bảo độ an toàn khi có sự cố bão, lụt và hiện tượng dâng cao của nước biển. Củng cố, nâng cấp các tuyến kè biển, kè cửa sông tạo thành các tuyến kè khép kín kết hợp với làm đường giao thông vành đai ven biển nhằm bảo vệ dân sinh, tạo cơ sở phát triển kinh tế- xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Chiều rộng kè tối thiểu từ 5m đến 10m, kè phải được kiên cố gia cố đủ cao trình chống với mức gió bão cấp 9 cấp 10, khu vực dân cư cấp 12 với mực triều tần suất 5%, giảm thiểu nguy cơ vỡ kè khi có bão vượt mức thiết kế. Trồng cây dọc theo tuyến kè nhằm chắn sóng trước kè biển, phải coi đây là biện pháp bắt buộc, kiên quyết đối với tất cả các khu vực, tuyến kè có thể còn trồng được cây chắn sóng; đồng thời cải tạo hệ sinh thái biển. 

Rà soát hiện trạng đê điều, từ đó triển khai nâng cấp, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều trước mùa mưa bão là nhiệm vụ quan trọng được địa phương này triển khai.   

Đối với nhiệm vụ phòng tránh và giảm thiểu lũ quét, sạt lở đất tại vùng núi thượng lưu các con sông và khu vực khai thác than, tỉnh Quảng Ninh chú trọng trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn; Quy hoạch bố trí, sắp xếp dân cư vùng có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất. Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động xây dựng cơ bản, không cho xây dựng tại các vùng có nguy cơ cao; Kiểm soát hoạt động khai thác than và khoáng sản . Hoàn thiện, nâng cấp mạng lưới các trạm cảnh báo thiên tai hiện có trên địa bàn, nâng cao khả năng phòng tránh lũ quét.

Đồng thời, tăng dung tích phòng chống lũ các hồ chứa nước; Xóa bỏ những khu vực có nguy cơ lũ quét cao bằng các công trình ổn định mái dốc, chống sạt lở. Xây dựng, nâng cấp hệ thống cảnh báo lũ cho 2 thị trấn Ba Chẽ, Tiên Yên và ven biển; Nâng cấp tuyến đê/kè hiện có trên sông Ba Chẽ và xây dựng hồ chứa đầu nguồn trên sông Ba Chẽ và Tiên Yên (hồ Khe Tâm, Bình Sơn và Khe Ngày).

Cùng với việc triển khai đồng bộ các giải pháp hoàn thiện hạ tầng thủy lợi trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, các Sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 26/9/2022 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm an ninh nguồn nước giai đoạn 2022-2030. Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh đã chủ động kiểm tra, rà soát các điểm xung yếu, nơi tiềm ẩn nguy cơ, các công trình xây dựng, đê điều, hồ chứa... để cập nhật phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương.

 

 

Nguyễn Loan

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline