Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 23:11
Thứ ba, 23/01/2024 13:01
TMO - Để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các ngành cùng với các địa phương chủ động rà soát, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập, hạ tầng phòng chống thiên tai khác để từ đó có phương án xử lý kịp thời, bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của nhân dân.
Theo thống kê của ngành chức năng, toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có 440 công trình thủy lợi, bao gồm 227 hồ chứa, 90 đập dâng, 19 trạm bơm, 91 đập tạm, 12 kênh tiêu cùng với khoảng 1.200 km kênh mương chủ động cấp nước tưới cho khoảng 47.569 ha đất canh tác. Đây cũng đồng thời là hạ tầng kỹ thuật quan trọng nhất để điều tiết lũ bảo đảm an toàn công trình, góp phần giảm ngập cho hạ du, bảo đảm hiệu quả cấp nước và phát điện.
Cơ sở hạ tầng cho công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai đã và đang được đầu tư bằng các trang thiết bị hiện đại, nâng cao độ chính xác trong công tác dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Lâm Đồng. Hiện nay, Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh quản lý và khai thác dữ liệu từ 04 trạm khí tượng và 03 trạm thủy văn cơ bản, 68 trạm đo mưa tự động theo công nghệ của WATEC, 23 trạm đo mưa khác để làm cơ sở dữ liệu dự báo phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), phục vụ phát triển kinh tế-xã hội bền vững của tỉnh Lâm Đồng. Mật độ các điểm đo mưa hiện tại của tỉnh Lâm Đồng so với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên và trong chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đạt khoảng 80%.
Hệ thống giao thông đường bộ xuyên suốt từ tuyến QL đến tỉnh lộ, giao thông nông thôn, đến cả vùng sâu vùng xa, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác phòng chống giảm nhẹ thiên tai. Tuy nhiên hiện nay nhiều tuyến đường đang bị xuống cấp, không đảm bảo kịp thời trong công tác PCTT&TKCN. Trên địa bàn tỉnh không có nhà tránh trú thiên tai cộng đồng, mà chủ yếu sử dụng trụ sở các cơ quan nhà nước, trường học, cơ sở y tế, nhà văn hóa, cơ sở tôn giáo làm nơi tránh trú khi xảy ra thiên tai.
Theo quy hoạch mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 12/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ), trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng cần xây dựng 123 điểm đo mưa. Do đó, tỷ lệ các điểm đo mưa trên địa bàn tỉnh hiện đạt 80% (98/123), trong đó tỷ lệ hiện đại hóa đạt 69% (68/98); vẫn còn thiếu 25 điểm đo mưa (chiếm tỷ lệ 20%). Đến năm 2021 UBND tỉnh đã cho chủ trương ứng dụng công nghệ tin học, tự động hóa Đến năm 2021 UBND tỉnh đã cho chủ trương ứng dụng công nghệ tin học, tự động hóa trong quan trắc, giám sát, dự báo, truyền cơ sở dữ liệu mực nước nhằm giúp người dân và các cấp quản lý ứng phó ngập lụt theo thời gian thực và Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Lâm Đồng dự kiến lắp đặt hệ thống quan trắc, thông tin, thông báo, cảnh báo lũ thông minh tại một số nơi trên địa bàn tỉnh.
Hệ thống cảnh báo lũ thông minh dựa trên ứng dụng IoT- Kết nối vạn vật (Internet of Things) với công nghệ kết nối không dây LoRa gồm các thiết bị cơ bản: Cảm biến; thiết bị điều khiển; thiết bị cảnh báo (trong nhà và ngoài trời) và nền tảng quản lý (hệ thống dữ liệu, phần mềm…). Các thiết bị được kết nối qua giao tiếp LoRa và hoạt động bằng pin năng lượng mặt trời (có acquy, pin dự phòng). Hiện nay dự án hồ chứa nước Đạ Sị đang trong quá trình xây dựng, công trình có hạng mục lắp đặt hệ thống quan trắc tự động SCADA và hệ thống quan trắc thấm, lún, chuyển vị, quan trắc mực nước đập, tràn và kênh sau tràn. Hệ thống sau khi hoàn thành sẽ tự động hóa các khâu quản lý vận hành hồ chứa nước Đạ Sị.
Sạt lở đất là một trong những loại hình thiên tai gây thiệt hại nặng nề trên địa bàn tỉnh trong năm 2023.
Theo UBND tỉnh Lâm Đồng, trong năm 2023, tình hình thời tiết, biến đổi khí hậu diễn biến bất thường, nhất là tình trạng mưa lớn kéo dài gây ngập úng, lũ cục bộ, sạt trượt đất, bờ taluy,… ảnh hưởng đến tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân. Toàn tỉnh xảy ra 13 trận mưa lớn, 1 trận mưa đá, 6 trận lốc xoáy, 7 vụ sạt lở đất,... làm 13 người chết; hư hỏng, thiệt hại 236 căn nhà, 336 ha cây trồng, ngập úng cục bộ tại một số nơi trên địa bàn TP Đà Lạt và Bảo Lộc, huyện Đạ Huoai... Ước tổng giá trị thiệt hại khoảng trên 70 tỷ đồng.
Nhằm chủ động ứng phó với tình hình thiên tai, thời gian tới, tỉnh Lâm Đồng chú trọng hoàn thiện hạ tầng phòng, chống thiên tai. Trong đó, tập trung sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các công trình, hệ thống thuỷ lợi đã xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn; Chủ động trong công tác phòng chống thiên tai theo hướng quản lý, phòng ngừa rủi ro theo lưu vực, liên vùng, liên ngành; thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, sử dụng hiệu quả nguồn lực của Nhà nước, phát huy mọi nguồn lực và trách nhiệm cộng đồng. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tiêu, thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Địa phương này chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, mưa, lũ cực đoan kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình; Chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông, đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân, kiểm soát lũ ở vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu; Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là bão, lũ, khắc phục kịp thời, hiệu quả thiệt hại do lũ, sớm khôi phục hoạt động bình thường cho nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp sau lũ.
Trước dự báo về tình hình thiên tai trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục hoàn thiện kết cấu hạ tầng trong PCTT, trong đó tập trung cải tạo nâng cấp các công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, kênh tiêu hiện có. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến bờ bao kết hợp đường chống ngập; Tăng cường năng lực tiêu thoát nước ra các sông chính; xây dựng mới các hồ chứa để tưới, cấp nước, du lịch và điều tiết lũ; chỉnh trị sông, suối, có giải pháp công trình kè, hộ bờ sông, suối chống sạt lở. Tổ chức lại công tác quản lý khai thác, thành lập lại Công ty khai thác công trình thủy lợi tỉnh để quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thủy lợi toàn tỉnh; Ứng dụng thành tựu KHCN hiện đại, công nghệ số vào quản lý, vận hành hệ thống tiến tới tối ưu hóa, tự động hóa, số hoá vận hành, dự báo, kiểm soát lũ, úng ngập và ô nhiễm môi trường nước.
Tỉnh Lâm Đồng chú trọng hoàn thiện, nâng cao chất lượng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn trong cảnh báo sớm thiên tai. Ảnh: ĐT.
Thiết lập và vận hành Hệ thống giám sát, đánh giá cấp quốc gia để giám sát, đánh giá các hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Nội dung giám sát, đánh giá về công tác quản lý về biến đổi khí hậu gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; xây dựng và ban hành chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy định, hướng dẫn kỹ thuật; xây dựng báo cáo về thích ứng với biến đổi khí hậu; lồng ghép nội dung thích ứng biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch; hoàn thiện tổ chức, bộ máy và nhân lực ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, tăng cường khả năng chống chịu, năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; môi trường và đa dạng sinh học; tài nguyên nước; giao thông vận tải; xây dựng, đô thị; công nghiệp, thương mại và dịch vụ; y tế và sức khỏe cộng đồng; lao động, xã hội; văn hóa, thể thao, du lịch. Củng cố, xây dựng hạ tầng phòng, chống thiên tai nhằm chủ động phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên.
Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi phải thống nhất, đồng bộ hệ thống quy hoạch quốc gia; có tầm nhìn và định hướng dài hạn, tổng thể, làm cơ sở lập các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành thủy lợi, phòng, chống thiên tai và quy hoạch tỉnh. Quy hoạch phòng, chống thiên tai và thủy lợi nhằm giải quyết tồn tại, thách thức trong công tác thủy lợi, phòng, chống thiên tai liên vùng, liên tỉnh; cân đối, điều hòa nguồn nước trong phạm vi vùng, lưu vực sông, hệ thống thủy lợi; quản lý, sử dụng nguồn nước theo lưu vực sông kết hợp với đơn vị hành chính. Công trình hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai kết hợp, đồng bộ với công trình giao thông, công trình hạ tầng khác theo hướng phục vụ đa mục tiêu, bảo đảm an ninh nguồn nước, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Chủ động phòng, chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, ứng phó với trường hợp bất lợi nhất, nâng cao mức bảo đảm tưới, tiêu, thoát nước, phòng chống lũ, ngập lụt, hạn hán, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ động ứng phó có hiệu quả với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, mưa, lũ cực đoan kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình; Chủ động phòng, tránh và thích nghi với lũ để bảo vệ dân cư ở các lưu vực sông, đảm bảo sản xuất vụ Hè Thu, Đông Xuân, kiểm soát lũ ở vùng ngập nông...Xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai đồng bộ, hiện đại, đảm bảo đủ khả năng chống chịu trước thiên tai theo mức thiết kế, không làm gia tăng rủi ro thiên tai, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là bão, lũ, khắc phục kịp thời, hiệu quả thiệt hại do lũ, sớm khôi phục hoạt động bình thường cho nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp sau lũ.
Có giải pháp ứng phó đối với sạt lở bờ sông, bờ suối, lũ quét, sạt lở đất, sa mạc hóa trên cơ sở diễn biến thực tế xảy ra tại các vùng miền. Kết hợp hài hòa giữa giải pháp công trình và giải pháp phi công trình; Xác định các giải pháp công trình nhằm nâng cao khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, công trình phòng chống thiên tai, nhất là hồ đập, đảm bảo an toàn với tần suất thiết kế và thích ứng với các tác động mới của thiên tai. Cải tạo, nâng cấp các công trình hồ chứa, đập dâng, trạm bơm, cống, kênh tiêu hiện có. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp các tuyến bờ bao kết hợp đường chống ngập; chống lũ sớm, lũ muộn, đảm bảo thu hoạch vụ hè thu, đông xuân Tăng cường năng lực tiêu thoát nước ra các sông chính; xây dựng mới các hồ chứa để tưới, cấp nước, du lịch và điều tiết lũ; chỉnh trị sông, suối, có giải pháp công trình kè, hộ bờ sông, suối, chống sạt lở...
Mai Hương
Bình luận