Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 21/02/2025 08:02

Tin nóng

Thủ tướng: Chú trọng phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Ông Nguyễn Chí Dũng và Mai Văn Chính làm Phó Thủ tướng Chính phủ

Các địa phương cần chủ động phương án ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

 Bắc Giang: Gạo cổ thụ 160 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Dương: Duối cổ thụ hơn 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Thứ sáu, 21/02/2025

Hoa Vừng

Chủ nhật, 21/11/2021 20:11

Tôi đã từng đi ngắm những vườn hoa ở Nhật Tân, vườn hoa cải ven sông Hồng hay cánh đồng hoa tam giác mạch ở Hà Giang nhưng trong tôi cánh đồng hoa vừng quê tôi vẫn là đẹp nhất, cánh đồng nằm ven bờ sông, trải dài đến vô tận trong tầm mắt.

Hồi tôi mới lên cấp 2, mấy đứa bọn tôi xin đi học lớp toán của một ông giáo đã về hưu, nhà ông ở sát cạnh bờ sông. Những lúc nghỉ giải lao nhóm trẻ con chúng tôi lại chạy xuống bãi sông chơi, tôi tung tăng chạy theo các anh theo những lối mòn nhỏ. 

Tôi nghĩ khung cảnh đó chính là thiên đường, hoa vừng mới nở bạt ngàn theo đến tận đường chân trời, những đứa trẻ con vô tư chạy nhảy tìm hoa bắt bướm, đó cũng là lúc mặt trời đã lên gần đỉnh những ánh nắng chan hòa khắp nơi, tôi ngửi thấy mùi hương của hoa vừng, tôi nếm thấy vị mát của gió từ lòng sông thổi lên. Tôi chỉ ước nếu lúc đó có một chiếc máy ảnh chụp lại thì bức ảnh đó sẽ đẹp biết bao.

Đất bãi ven sông được bồi đắp bởi phù sa con sông Mã, chính vì vậy mà mảnh đất màu mỡ, tơi xốp này là nguồn dinh dưỡng cho các loại cây ngắn ngày. Độ thì quê tôi trồng ngô, vừng, khi thì trồng đỗ. Khi thu hoạch đỗ thì khác với các loại cây còn lại. Đỗ chín lẻ tẻ, nên ngày nào cũng phải thu hoạch. Vào lúc sáng sớm khi còn đẫm sương mai tôi và mọi người sẽ đi hái, những quả đỗ nấp sau lùm lá xanh được tôi mang về nhà phơi khi mặt trời lên.

Những mùa hè tháng 8 năm nào tôi cũng đi hái đỗ, tôi với chị đi từ lúc trời mờ sáng, hai chị em đeo một cái giỏ ở ngang hông, lúc này cây cối đang còn im lìm, ướt đẫm sương, tôi đi chân đất, đôi chân chạm vào đất mềm mại, mỗi bước chân sẽ là một dấu ấn sâu vào lòng đất, tôi vạch từng chiếc lá từ đầu bãi, khẽ khàng hái những quả đỗ đã chín đen thẫm hoặc vàng bò tôi cũng hái luôn, vừa hái tôi vừa ngân nga câu hát, đến khi đầy giỏ cũng là lúc mặt trời nhú lên từ phía hừng đông, bầu trời khi đó vàng như một màu mỡ gà, tôi và chị hai chị em đứng hít thêm một lúc gió trời rồi mang đỗ về.

Nhưng với vừng thì khác, vừng ra hoa rồi ra quả, người nông dân sẽ chờ cho quả chín khi những cây vừng chín khô keo thì mang ra cắt chở về nhà. Cắt vừng về nhà thì mới được một nửa công đoạn, phơi vừng phải phơi nắng to, nếu để vừng ngấm 1 chút nước mưa là mốc hỏng hết. 

Vừng sẽ được phơi khô cả cây rồi giữa trưa nắng thì mang đòn gánh để đập lấy hạt. Năm đó là hè năm lên lớp 7, mỗi trưa không ngủ thì tôi cùng mẹ và chị bé (Chị con gái bác tôi nhỏ hơn tôi 3 tuổi) đập vừng, vừa đập tôi vừa đọc thuộc bài thơ đường năm ấy.

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.

Nhiều hôm không đập vừng, tôi cũng xin mẹ xuống nhà ông bà nội chơi lấy cơ là trông vừng, xuống đó tôi với chị bé lại cùng nhau đọc thơ oang oang, ông nội tôi khó tính lại đuổi tôi về nhà. Hết đợt trồng vừng năm đó, quê tôi nghe tin ở đâu có thương lái bảo thu mua cây thanh hao được giá hơn, mọi người trong làng thi nhau trồng, người người nhà nhà trồng, cây thanh hao được chặt về phơi ở trong sân ngoài ngõ, các cụ ông, cụ bà vừa chặt vừa phơi, hè năm đó mẹ tôi cho tôi xuống thành phố học bơi khi học được tháng thì mẹ gọi điện bảo ông ốm, tôi về chăm ông được hai hôm thì ông mất, và năm đó các cụ trong làng không biết có phải vì cây thanh hao mà ra đi rất nhiều. 

Nghe nói năm đó thương buôn cũng không không mua hàng, người ta lại đổ những bì thanh hao đầy lề đường hay đốt lên khói um cả làng, còn đất bãi ven sông trồng hết đợt thanh hao thì khô cằn, mấy vụ sau đất mới hồi lại được, từ đó không ai trồng hay nhắc đến thanh hao nữa.

Tác giả (Hoamuoigio)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline