Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/07/2025 12:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm, 03/07/2025

Hòa Bình: Nhiều khởi sắc ở xã nghèo Nà Phòn sau xây dựng nông thôn mới

Thứ năm, 08/05/2025 06:05

TMO - Từng là xã nghèo thuộc vùng III của huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình), Nà Phòn nay đã khoác lên mình diện mạo khang trang sau khi hoàn thành xuất sắc 19 tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đời sống người dân nâng lên rõ rệt, tạo động lực phát triển bền vững cho vùng cao.

Mặc dù vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn và thiếu thốn, nhưng nhờ sự đồng lòng của người dân và sự lãnh đạo sát sao của Đảng bộ xã, Nà Phòn đã vươn lên mạnh mẽ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình phát triển.

Nông thôn mới thay đổi diện mạo xã nghèo

Thực hiện Nghị quyết số 830 /NQ-UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Hòa Bình, xã Nà Phòn ngày nay được hình thành từ việc sáp nhập hai xã Nà Phòn và Nà Mèo. Vào thời điểm sáp nhập, xã Nà Phòn (cũ) đã đạt chuẩn nông thôn mới, trong khi xã Nà Mèo vẫn là một địa phương đặc biệt khó khăn.

Phó Chủ tịch UBND xã Nà Phòn Lò Văn Hiệp chia sẻ: Thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), Nà Phòn gặp nhiều khó khăn, thách thức khi các tiêu chí khó như: thu nhập, nghèo đa chiều, giao thông, nhà ở dân cư đều chưa đạt. Từ thực tế đó, xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và xây dựng chương trình hành động về xây dựng NTM cụ thể, phù hợp tình hình thực tế, đồng thời tranh thủ sự đầu tư, hỗ trợ của tỉnh, huyện để thực hiện các mục tiêu đề ra; huy động có hiệu quả nội lực trong cộng đồng dân cư.

Nhận thức rõ giao thông nông thôn đóng vai trò then chốt, là động lực thúc đẩy các tiêu chí khác, xã đã khơi dậy sức mạnh nội tại, huy động tối đa nguồn lực để hoàn thiện tiêu chí này, quán triệt phương châm dân biết, dân làm, dân giám sát, dân hưởng thụ. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã tự nguyện hiến đất, đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng nhau hiến đất, giải tỏa hàng rào, công trình, hoa màu, đóng góp ngày công xây dựng những con đường khang trang.

Kết quả, nhiều công trình mang đậm dấu ấn tập thể, thể hiện tinh thần đoàn kết của toàn xã đã ra đời. Đến nay, 100% đường trục xã, đường ngõ xóm, đường liên xóm đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; hơn 51% đường trục chính nội đồng được cứng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ giới hóa nông nghiệp. Đặc biệt, phong trào chỉnh trang khu dân cư, xây dựng đường hoa, lắp đặt điện chiếu sáng đã mang đến sự thay đổi rõ rệt, làm đẹp cảnh quan nông thôn của xã.

Sau quá trình nỗ lực trong xây dựng NTM, cơ sở vật chất của của bản Nà Phòn, xã Nà Phòn đã khang trang, sạch đẹp hơn.

Hệ thống thủy lợi và công trình phòng chống thiên tai của xã được chú trọng đầu tư xây dựng kiên cố, đảm bảo khả năng ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Nhờ đó, trên 80% diện tích đất nông nghiệp chủ động được tưới tiêu, góp phần nâng cao năng suất cây trồng. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng thiết yếu như điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế cũng được đầu tư đồng bộ, đáp ứng các tiêu chuẩn hiện hành.

Song song với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng, Nà Phòn đặc biệt chú trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đồng thời tăng cường đào tạo, tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân, nhất là ở các xóm có tỷ lệ hộ nghèo cao như Xăm Pà, Nà Mo, Xô...

Xã đã tập trung nguồn lực từ ba chương trình mục tiêu quốc gia để triển khai các dự án hỗ trợ hộ nghèo, bao gồm chuyển đổi nghề, mua sắm máy móc nông nghiệp và đào tạo kỹ năng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp đã có những chuyển biến tích cực, nhiều mô hình kinh tế hiệu quả được duy trì và nhân rộng như trồng bí xanh, chuối, dưa bao tử, cây vụ đông, dược liệu, chăn nuôi lợn nái và lợn thịt, dê lai, bò sinh sản giống địa phương...

Với những giải pháp phát triển kinh tế đồng bộ, đời sống của người dân Nà Phòn đã từng bước được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể từ 32,7 triệu đồng (năm 2020) lên 46,58 triệu đồng (năm 2024). Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giảm mạnh từ 28% (thời điểm mới sáp nhập) xuống còn 12,38%, trong đó tỷ lệ hộ nghèo là 8,47% và hộ cận nghèo là 3,91%. Đáng chú ý, 100% người dân trên địa bàn xã đã được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Trong giai đoạn 2020 - 2024, xã đã xóa được 22 căn nhà tạm, nhà dột nát, và đến nay, không còn tình trạng này, với tỷ lệ nhà ở đạt chuẩn theo quy định là 96,6%.

Chú trọng phát triển du lịch địa phương

Phát huy tiềm năng và thế mạnh đặc trưng của địa phương, xã Nà Phòn chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống. Đến nay, trên địa bàn xã có 19 nhà nghỉ homestay và 2 khu nghỉ dưỡng đang hoạt động hiệu quả.

Bà Hà Thị Nhất vừa dệt vải vừa hướng dẫn khách du lịch tham quan, góp phần gia tăng kinh tế.

Người dân nơi đây vẫn duy trì 100 khung cửi dệt thổ cẩm, đồng thời thành lập 22 đội văn nghệ, góp phần tạo nên sức hấp dẫn riêng cho du lịch cộng đồng. Hàng năm, Nà Phòn thu hút hàng nghìn lượt du khách đến tham quan và trải nghiệm, mang về doanh thu du lịch ấn tượng, đạt trên 12 tỷ đồng trong năm 2024.

Bà Hà Thị Nhất, thành viên đội văn nghệ xóm Nhót cho biết: "Khách du lịch rất thích khi được múa xòe, múa sạp, đánh keeng loóng cùng đội văn nghệ, ai cũng vui, hào hứng. Bản sắc văn hóa của người Thái có sẵn rồi, mình góp phần giữ gìn và quảng bá bản sắc của đồng bào mình thôi".

Với lợi thế cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, bản sắc văn hóa dân tộc đặc trưng cùng lối sống truyền thống được gìn giữ, Nà Phòn trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Những năm gần đây, chính quyền địa phương đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ người dân  phát triển dịch vụ trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh thái cộng đồng.

Đồng thời, xã chú trọng đào tạo kỹ năng làm du lịch cho người dân, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và giữ gìn bản sắc văn hóa. Nhờ hướng đi phù hợp, du lịch tại Nà Phòn từng bước khởi sắc, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo và tạo sinh kế ổn định. Từ đó tạo nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng NTM.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân Nà Phòn, xã đã có 6/7 xóm đạt tiêu chuẩn văn hóa và tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 82,35%. Nhờ chủ trương đúng đắn và cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tế, xã Nà Phòn đã tạo nên những bước tiến vượt bậc trên hành trình xây dựng NTM.

 

 

Xuân Thành

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline