Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/07/2025 02:07

Tin nóng

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Thứ hai, 14/07/2025

Hòa Bình: Hơn 100 điểm, khu vực nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất

Thứ bảy, 14/06/2025 16:06

TMO - Trên địa bàn tỉnh Hòa Bình nhiều khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ ống, lũ quét do địa hình phức tạp, chia cắt, nhiều sông, suối. Điều này đòi hỏi địa phương cần chủ động triển khai các giải pháp nâng cao năng lực ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. 

Theo rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh hiện có 112 điểm, khu vực với khoảng 6.449 hộ dân bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất cần di dân tái định cư xen ghép hoặc xây dựng hạ tầng nhằm ổn định đời sống. Cụ thể, huyện Tân Lạc có 8 điểm, với 446 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Ngổ Luông, Suối Hoa, Phong Phú, Vân Sơn, Phú Cường, Tử Nê, Nhân Mỹ và thị trấn Mãn Đức. Huyện Đà Bắc có 15 điểm, với 794 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Nánh Nghê, Vầy Nưa, Toàn Sơn, Tân Minh, Mường Chiềng, Đồng Chum, Yên Hòa, Trung Thành, Tú Lý, Tiền Phong, Tân Pheo, Giáp Đắt, Đồng Ruộng, Đoàn Kết, Cao Sơn.

Huyện Mai Châu có 15 điểm, với 974 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Tân Thành, Cun Pheo, Mai Hịch, Sơn Thủy, Mai Hạ, Thành Sơn, Tòng Đậu, Vạn Mai, Chiềng Châu, Xăm Khoè, Bao La và thị trấn Mai Châu. Huyện Lạc Thủy có 11 điểm, với 1.020 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Khoan Dụ, Yên Bồng, Hưng Thi, Phú Nghĩa, Phú Thành, Thống Nhất, An Bình, Đồng Tâm và thị trấn Chi Nê, thị trấn Ba Hàng Đồi.

Huyện Cao Phong có 10 điểm, với 219 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Tây Phong, Thu Phong, Bắc Phong, Thung Nai, Thạch Yên, Hợp Phong, Bình Thanh, Dũng Phong, Nam Phong và thị trấn Cao Phong. Thành phố Hoà Bình có 12 điểm, với 685 hộ bị ảnh hưởng tại các xã, phường: Thái Bình, Thống Nhất, Tân Thịn, Đồng Tiến, Trung Minh, Quỳnh Lâm, Hòa Bình, Yên Mông, Kỳ Sơn, Mông Hóa, Độc Lập, Hợp Thành.

Huyện Yên Thủy có 9 điểm, với 823 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Lạc Sỹ, Bảo Hiệu, Hữu Lợi, Đoàn Kết, Lạc Thịnh, Phú Lai, Lạc Lương, Ngọc Lương, Đa Phúc. Huyện Lương Sơn có 11 điểm, với 1176 hộ bị ảnh hưởng tại xã: Lâm Sơn, Tân Vinh, Cư Yên, Thanh Sơn, Liên Sơn, Cao Dương, Thanh Cao, Hòa Sơn, Nhuận Trạch, Cao Sơn và thị trấn Lương sơn.

Huyện Kim Bôi có 14 điểm, với 247 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Kim Bôi, Kim Lập, Cuối Hạ, Nam Thượng, Nuông Dăm, Xuân Thuỷ, Tú Sơn, Sào Báy, Vĩnh Tiến, Mỵ Hòa, Đú Sáng, Hùng Sơn, Đông Bắc, Hợp Tiến. Huyện Lạc Sơn có 7 điểm với 65 hộ bị ảnh hưởng tại các xã: Yên Phú, Văn Nghĩa, Quý Hòa, Tân Lập, Miền Đồi, Bình Hẻm, Thượng Cốc.

Nhiều khu vực trên địa bàn tỉnh nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất. 

Năm 2024, toàn tỉnh thiệt hại gần 1.500 tỷ đồng do thiên tai. Trong đó, sạt lở đất để lại hậu quả nặng nề tại nhiều địa phương. Đáng chú ý, với đặc điểm địa chất là dạng đất, đá không có độ kết dính và địa hình đồi núi có độ chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, kéo dài, xen kẽ là các vùng trũng thấp, thung lũng dọc các sông, suối lớn, Hòa Bình tiếp tục là địa bàn tiềm ẩn nguy cơ cao sạt lở đất kèm theo lũ ống, lũ quét trong mùa mưa bão.

Chi cục Quản lý tài nguyên nước và thủy lợi (Sở Nông nghiệp và Môi trường) cho biết, từ mùa mưa bão năm 2024, các điểm sạt lở và nguy cơ sạt lở đã được các địa phương dựng biển cảnh báo để người dân biết, chủ động đề phòng. Năm 2025, không chủ quan, lơ là trước những diễn biến phức tạp của thời tiết, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã chỉ đạo các huyện, thành phố rà soát, thông tin về những công trình trọng điểm, xung yếu có nguy cơ rủi ro thiên tai cao, đặc biệt là ảnh hưởng đến dân cư, cơ sở hạ tầng.

Sở Nông nghiệp và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh. Trong đó, xây dựng phương án phòng chống sạt lở đất, lũ ống, lũ quét cụ thể, từ địa điểm nơi di dân đến, phương tiện hỗ trợ đến lực lượng ứng phó, lực lượng chỉ huy đối với tất cả các địa bàn dân cư có nguy cơ cao. 

Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tiếp tục  theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, người dân, khách du lịch chủ động phòng tránh hiện tượng mưa lớn kèm lốc, sét, mưa đá, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất và gió giật mạnh có thể xảy ra trong những ngày tới; sẵn sàng lực lượng, phương tiện tại chỗ để kịp thời hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động xử lý giờ đầu và tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra.

Tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát, hỗ trợ, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ sạt lở; kiên quyết không cho người và phương tiện đi qua nếu không bảo đảm an toàn; không để xảy ra thiệt hại đáng tiếc về người do bất cẩn, chủ quan; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suối trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn. Sẵn sàng phương án tiêu nước chống úng bảo vệ sản xuất, khu công nghiệp, khu đô thị, khi tập trung dân cư.../.

 

Vân Anh 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline