Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/05/2024 01:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ tư, 15/05/2024

Hỗ trợ khẩn cấp khắc phục hậu quả thiên tai, di dân

Thứ ba, 24/10/2023 11:10

TMO - Trên cơ sở kiểm tra thực tế tại 23 địa phương, rà soát và tổng hợp số liệu, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã tổng hợp và đề nghị xem xét hỗ trợ khẩn cấp hơn 5000 tỷ đồng để các tỉnh khắc phục khẩn cấp thiệt hại do thiên tai.

Theo Báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, từ đầu năm 2023 đến nay, thiên tai cực đoan xảy ra trên các vùng miền, gây thiệt hại lớn về người và tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, tập trung chính vào các loại hình thiên tai là mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất, sạt lở bờ sông, bờ biển. Căn cứ theo quy định của pháp luật, khi có thiên tai xảy ra, các địa phương đã chủ động xử lý và báo cáo kịp thời. Vừa qua, Chính phủ đã kịp thời hỗ trợ khẩn cấp 4000 tỷ đồng cho các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long khắc phục hậu quả sạt lở.

Căn cứ vào chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ, xuất phát từ thực tế, 30 tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên đã đề xuất hỗ trợ kinh phí khắc phục cơ sở hạ tầng thiết yếu, di dời dân cư vùng thiên tai, khắc phục khẩn cấp hậu quả sạt lở. Trên cơ sở kiểm tra thực tế tại 23 địa phương, rà soát và tổng hợp số liệu, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã tổng hợp và đề nghị xem xét hỗ trợ khẩn cấp hơn 5000 tỷ đồng để các tỉnh khắc phục khẩn cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu và di dời, bố trí sắp xếp dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Lực lượng cứu hộ hỗ Đà Nẵng trợ di chuyển người dân từ điểm ngập úng đến nơi an toàn.

Nhấn mạnh trong cuộc họp với các bộ, ngành vào chiều 23/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái nhấn mạnh việc khắc phục hậu quả thiên tai đòi hỏi phải triển khai nhanh. Phó Thủ tướng đề nghị các bộ ngành trao đổi, cho ý kiến để thống nhất trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định, xử lý kịp thời, hiệu quả, đúng mục đích, đúng quy định của pháp luật.

Cũng trong cuộc họp này, nhiều ý kiến cho rằng, việc khắc phục hậu quả phòng chống thiên tai là vấn đề cấp bách, đòi hỏi phải quyết định kịp thời, đồng thời đánh giá cao việc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo phòng chống thiên tai đã tổ chức đoàn đi khảo sát thực tế tại các địa phương, đồng thời đã tổng hợp nhu cầu của các địa phương, báo cáo và đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm cùng với địa phương khắc phục hậu quả thiên tai để bảo đảm đời sống nhân dân. Vừa qua, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã thành lập tổ công tác, khảo sát tại 23 tỉnh, các tỉnh còn lại trực tiếp Ban Chỉ đạo đi kiểm tra. Đồng thời yêu cầu các địa phương phải chịu trách nhiệm về số liệu, nội dung, đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, bảo đảm sử dụng đúng quy định. Phó Thủ tướng đề nghị Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai rà soát lại nội dung trình, tiếp thu các ý kiến, phối hợp với các bộ ngành, địa phương thống nhất danh mục, đảm bảo đúng đối tượng, kịp thời hiệu quả.

Trước đó, trong thời điểm từ ngày 5 đến ngày 15/10, khu vực miền Trung xảy ra mưa lớn kéo dài với lượng mưa trung bình từ 80-200mm, nhiều nơi lên đến 700-800mm. Mưa lớn dồn dập dẫn đến tình trạng ngập úng, lũ quét, sạt lở đất đá, phá hủy nhiều công trình giao thông, diện tích hoa màu và đồ đạc, tài sản của người dân.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline