Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 17:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Hình thành các tập đoàn lớn về công nghiệp đường sắt

Thứ ba, 01/04/2025 08:04

TMO – Với nhiều lợi thế, nhiều tuyến đường sắt đã được quy hoạch với nhu cầu vận chuyển lớn, đây được xem là tiềm năng phát triển ngành công nghiệp đường sắt. Do đó, ngoài chuẩn bị nguồn nhân lực, rất cần hình thành, thành lập tập đoàn, doanh nghiệp lớn về lĩnh vực này.

Quốc hội đã ban hành 3 Nghị quyết triển khai các dự án đường sắt gồm: Nghị quyết chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP. HCM.

Theo đó, Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, được Quốc hội thông qua có tổng chiều dài 1.541 km từ Hà Nội đến TP. HCM, tốc độ thiết kế 350 km/h. Sơ bộ tổng mức đầu tư là 1.713.548 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). Thời gian thực hiện từ 2025-2035.

Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, khổ 1.435 mm, vận tải hành khách và hàng hóa; tổng chiều dài tuyến chính khoảng 390,9 km, tuyến nhánh 27,9 km; tổng mức đầu tư 8,369 tỷ USD; giai đoạn 1 đầu tư đường đơn, thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy mô đường đôi. Thời gian thực hiện từ 2025-2030…

Đối với các tuyến đường sắt đô thị, theo Nghị quyết của Quốc hội, TP. Hà Nội dự kiến sẽ xây dựng 15 tuyến đường sắt đô thị; TP. HCM dự kiến sẽ xây dựng 10 tuyến.

Với thế mạnh riêng, nếu đáp ứng thời gian vận chuyển, cơ sở hạ tầng và chất lượng dịch vụ, nhu cầu sử dụng phương tiện tàu sắt của người dân sẽ rất lớn, đặc biệt là khách du lịch. Ảnh: Minh Sơn.

Phát biểu tại phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án trọng điểm quốc gia về đường sắt, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, để đạt được mục tiêu đề ra, đòi hỏi phải có tư duy vượt qua giới hạn, thoát khỏi lối mòn, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tự hào dân tộc.

Theo Thủ tướng Chính phủ, phải quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt, làm chủ công nghệ, sản xuất được toa xe, đầu máy, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đường sắt. Coi trọng thời gian, trí tuệ và quyết đoán đúng thời điểm là những yếu tố quyết định thành công. Đây cũng là cơ hội để đất nước có thêm động lực, cảm hứng để vươn lên, phát triển.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo cả trong và ngoài nước, có kế hoạch, chương trình, chỉ tiêu đào tạo cụ thể với từng trình độ, chuyên ngành, hình thành, phát triển các khoa đường sắt tại các trường đại học. Ngoài ra, hình thành, thành lập các tập đoàn lớn, kể cả tập đoàn tư nhân, liên quan tới ngành công nghiệp đường sắt, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định, sửa đổi các quy định liên quan.

Cần huy động, đa dạng hóa nguồn lực, gồm vốn nhà nước, vốn vay, phát hành trái phiếu công trình, hợp tác công tư, khai thác TOD…, đồng thời quản lý chặt chẽ để tránh thất thoát, lãng phí. Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp; ứng dụng công nghệ hiện đại, chuyển giao kỹ thuật tiên tiến.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của các dự án đường sắt; tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là trong giải phóng mặt bằng theo hướng tách thành dự án riêng, khi có hướng tuyến thì giao các địa phương giải phóng mặt bằng, kêu gọi đầu tư các nhà ga, trước hết là dự án Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng.

Ngoài vận chuyển hành khách, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt cũng rất lớn. Ảnh minh họa.

Thủ tướng Chính phủ nêu rõ, quyết tâm phải rất cao, nỗ lực phải rất lớn, hành động phải quyết liệt, làm có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt việc đó, làm việc nào ra việc đó. Các nhiệm vụ, công việc phải bảo đảm 6 "rõ"; "rõ người, rõ việc, rõ tiến độ, rõ kết quả, rõ trách nhiệm, rõ thẩm quyền" làm cơ sở để theo dõi, kiểm điểm. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, thiếu trách nhiệm, đồng thời biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, khuyến khích đổi mới sáng tạo. Lấy người dân và doanh nghiệp làm trung tâm, các dự án phải hướng tới mục tiêu phục vụ nhân dân, nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm ùn tắc, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt đã được Quốc hội thông qua, nếu còn thiếu cơ chế, chính sách nào thì trình Quốc hội để áp dụng chung cho các dự án. Bộ Xây dựng khẩn trương tiếp thu các ý kiến của các bộ, cơ quan để hoàn thành, trình Chính phủ ban hành các Nghị quyết của Chính phủ triển khai Nghị quyết của Quốc hội…

Bộ Xây dựng xây dựng Nghị định quy định tiêu chí lựa chọn tổ chức, doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ hoặc tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam được đặt hàng cung cấp dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt. Xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về danh mục dịch vụ, hàng hóa công nghiệp đường sắt được giao nhiệm vụ cho tổ chức, doanh nghiệp nhà nước hoặc đặt hàng cho tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam. Xây dựng Nghị định hướng dẫn cho phép chủ đầu tư được triển khai thực hiện đồng thời việc lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi, thiết kế xây dựng sau thiết kế cơ sở, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng Nghị định quy định việc tạm sử dụng rừng và hoàn trả rừng để thực hiện thi công công trình tạm phục vụ dự án, hoàn thành tháng 9/2025. Đối với các đề án phát triển công nghiệp đường sắt, Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu, tham khảo các bài học kinh nghiệm quốc tế.

Các địa phương khẩn trương lập kế hoạch chi tiết, chủ động ứng vốn ngân sách địa phương để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; triển khai xây dựng khu tái định cư cho Dự án trên cơ sở hồ sơ thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được Quốc hội thông qua…/.

 

 

ĐOÀN VINH

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline