Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 09:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Hiệu quả từ mô hình thu gom vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật

Thứ năm, 24/08/2023 14:08

TMO - Những năm qua, nhiều địa phương trên cả nước đã tích cực xây dựng và triển khai mô hình bể thu gom bao bì, vỏ chai thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trên các cánh đồng. Qua đó, từng bước nâng cao nhận thức của người dân trong công tác bảo vệ môi trường.

Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo đúng hướng dẫn về thời điểm, nồng độ, liều lượng... để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mùa màng là một trong những biện pháp quan trọng nhất trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cho cây trồng. Tuy nhiên, phần lớn bao bì thuốc BVTV đều được làm từ nhựa, nilon rất khó phân hủy, sau khi sử dụng vẫn còn tồn dư một lượng thuốc BVTV nhất định, bị khuếch tán vào nước tưới, nước mưa và thấm vào mạch nước ngầm, gây ô nhiễm trực tiếp hệ sinh thái. Bên cạnh đó, nhiều người dân vẫn còn xem bao bì, vỏ chai đựng thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường nên vứt bỏ bừa bãi xuống kênh mương, bờ ruộng, xử lý bằng cách tự đốt hoặc tiêu hủy thủ công.

Với nhu cầu sử dụng các loại thuốc BVTV đang tăng lên từng ngày, bởi các đối tượng dịch hại trên cây lúa như sâu cuốn lá, rầy các loại, bệnh đạo ôn, hay sâu đục thân, sâu đục bắp, sâu ăn lá... ngày càng diễn biến phức tạp, không theo quy luật, đòi hỏi phải phòng trừ liên tục...Thực tế này đòi hỏi các địa phương cần chú trọng công tác thu gom, xử lý vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật nhằm hạn chế những tác động tới chất lượng môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Nhiều địa phương tại tỉnh Bắc Kạn nhân rộng mô hình bể chứa thu gom rác thải thuốc bảo vệ thực vật. Ảnh: QK. 

Theo thống kê, hằng năm trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ước tính thải ra môi trường khoảng 3.500kg vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng. Năm 2022, tổng số lượng vỏ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng đã được thu gom khoảng 1.500kg, còn lại khoảng 2.000kg chưa được thu gom. Toàn tỉnh hiện chỉ có 520 bể chứa, thùng chứa vỏ bao gói thuốc BVTV, như vậy rất ít so với yêu cầu thực tế. Một số địa phương cũng chưa quan tâm, bố trí nguồn lực cho việc xây dựng các bể chứa. Hơn nữa cả tỉnh cũng chưa có cơ sở thu gom, tiêu hủy vỏ bao gói thuốc BVTV theo quy định. Do đó công tác xử lý, bao gói thuốc BVTV tại các bể chứa gặp nhiều khó khăn. Người dân hiện nay vẫn chủ yếu tiêu hủy bằng biện pháp đốt, không đảm bảo an toàn.

Tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục phát động xây dựng mô hình “Cánh đồng không bao bì thuốc bảo vệ thực vật” tại 100% các cơ sở Hội Nông dân trên địa bàn tỉnh. Theo thông tin từ Hội Nông dân tỉnh Bắc Ninh, trong 6 tháng đầu năm 2023, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh Bắc Ninh đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát động hội viên, nông dân tích cực tham gia thu gom vỏ bao thuốc BVTV trên đồng ruộng.

Trong 6 tháng, hơn 11 tấn vỏ bao bì BVTV và rác thải nhựa trên đồng ruộng đã được thu gom và tập kết về nơi quy định. Trong đó, Hội Nông dân huyện Gia Bình thu gom được 4,2 tấn, Hội Nông dân huyện Thuận Thành gom được 3,2 tấn, Hội Nông dân huyện Yên Phong gần 1,8 tấn... Đến nay, Hội Nông dân các cấp đã duy trì hoạt động hiệu quả 545 mô hình Hội Nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn;

Theo đánh giá của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng cho biết: "Việc sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ cây trồng, bảo vệ mùa màng là một biện pháp quan trọng trong hệ thống các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp cây trồng. Tuy nhiên thực tế hiện tượng lợi bất cập hại trong sử dụng thuốc BVTV vẫn còn xảy ra thường xuyên, gây ảnh hưởng xấu đến năng suất, sản lượng, người phun, môi trường... Vì vậy để sử dụng an toàn thuốc BVTV thì cần phải áp dụng nguyên tắc 4 đúng "đúng thuốc; đúng lúc; đúng nồng độ và liều lượng; đúng cách.

Nông dân tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đẩy mạnh thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV vào bể chứa. 

Theo đánh giá của ngành Nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, mỗi ha lúa nông dân xả thải ra môi trường khoảng 1 - 1,5kg vỏ bao bì thuốc BVTV/vụ. Đối với diện tích trồng rau màu, cây công nghiệp thì việc sử dụng thuốc BVTV cao gấp 2 - 3 lần trồng lúa. Do đó, để xử lý vấn đề rác thải rắn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình xây dựng, đưa vào sử dụng bể chứa rác thải trên các cánh đồng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được hơn 20.000 bể chứa vỏ chai, bao bì thuốc BVTV.

Tuy nhiên, so với quy mô về sản xuất nông nghiệp của tỉnh, thì số lượng bể chứa rác thải tại các cánh đồng còn hạn chế, nên lượng rác thải rắn được thu gom trong sản xuất nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp. Do đó, để mô hình ngày càng được nhân rộng và phát huy hiệu quả cần có sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ của các sở, ngành liên quan, các địa phương và đóng góp của bà con nông dân trong việc huy động nguồn lực và ý thức bảo vệ môi trường.

Các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thay đổi thói quen vứt vỏ bao bì thuốc BVTV tại các bờ ruộng; tổ chức thu gom, xử lý bao bì từ các bể chứa theo quy định, xây dựng bồn chứa tại các xã, phường, thị trấn, nhất là tại các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung... góp phần bảo vệ môi trường, xây dựng nền nông nghiệp sạch, bền vững. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc BVTV người dân cũng cần tuân thủ theo nguyên tắc “4 đúng”, ưu tiên phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ, sử dụng phân bón hữu cơ, hạn chế sử dụng phân bón hóa học và các loại thuốc BVTV...

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, hàng năm, nước ta sử dụng trung bình khoảng 1,7kg thuốc kỹ thuật/ha, tương đương 4,08kg thuốc bảo vệ thực vật thành phẩm/ha sản xuất nông nghiệp. Cùng với việc đẩy mạnh thu gom, xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật, để hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp thì ngành nông nghiệp cần triển khai đồng bộ các giải pháp.

Bộ NN&PTNT đã xây dựng “Chương trình Phát triển sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học giai đoạn 2021-2025”, đặt ra mục tiêu đến năm 2025 tăng số lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học đăng ký đạt 30%, tăng lượng thuốc bảo vệ thực vật sinh học sử dụng lên 20%. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ nông dân địa phương tiếp cận và được tập huấn về các nguyên tắc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm, từ đó giúp nâng cao nhận thức và thói quen sử dụng thuốc một cách có trách nhiệm của nông dân, giảm tình trạng lạm dụng thuốc.

Đồng thời, xây dựng các mô hình sản xuất nông sản an toàn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn để cấp mã số vùng trồng. Cùng với việc hợp tác với các địa phương đẩy mạnh việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, có trách nhiệm, thời gian tới Cục Bảo vệ thực vật cần liên tục, thường xuyên rà soát, quản lý chặt chẽ đầu vào của thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ cho phép sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật thuộc thế hệ mới và thuốc bảo vệ thực vật sinh học.

 

 

Bùi Thu 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline