Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 11:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Hiệu quả từ hệ thống camera giám sát phòng ngừa ô nhiễm

Thứ bảy, 05/03/2022 18:03

TMO -Thời gian qua, tỉnh Sơn La đã đôn đốc các cơ sở chế biến nông sản quy mô tập trung hoàn thành lắp đặt hệ thống camera giám sát tại khu vực xử lý nước thải, kết nối dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh. Qua đó, góp phần tiết kiệm cho ngân sách nhà nước khi giảm đáng kể thời gian, số lần kiểm tra, giám sát trực tiếp.

Trên địa bàn tỉnh Sơn La hiện có 4 cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung; 2 nhà máy chế biến tinh bột sắn, 1 nhà máy chế biến mía đường; 96 cơ sở chế biến nông sản quy mô nhỏ…Hàng năm, vào niên vụ chế biến nông sản (thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau), luôn gia tăng áp lực lên môi trường đất, nước, không khí, đặc biệt là ô nhiễm nguồn nước cho thành phố Sơn La.

Để tăng cường bảo vệ môi trường, nguồn nước, từ năm 2020 trở lại đây, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp hiệu quả. Trong đó, nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; tăng cường kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất. Thực hiện ký cam kết thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường giữa Giám đốc Sở TN&MT với các cơ sở chế biến cà phê quy mô tập trung... Đặc biệt, đã yêu cầu các cơ sở hoàn thành lắp đặt hệ thống camera giám sát khu vực xử lý nước thải.

Hệ thống camera giám sát hoạt động chất lượng môi trường tại các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh 

Kết quả quan trắc chất lượng môi trường hàng năm tỉnh Sơn La cho thấy, tần suất xảy ra sự cố ô nhiễm do hoạt động xả nước thải sinh hoạt, chăn nuôi, nước thải sơ chế nông sản chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước tại một số khu vực, vị trí và thời điểm nhất định trên địa bàn huyện Thuận Châu, huyện Mai Sơn và Thành phố đã giảm dần qua các năm.

Thông tin từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La cho biết, toàn bộ hình ảnh khu vực xử lý nước thải của các nhà máy chế biến nông sản được kết nối về máy tính đặt tại Sở TN&MT, cán bộ của Sở có thể quan sát, theo dõi sát sao quy trình vận hành, xử lý. Ngoài ra, camera còn kết nối trên điện thoại thông minh của lãnh đạo, chuyên viên Sở TN&MT, UBND cấp huyện và cấp xã để có thể giám sát thường xuyên.

Dữ liệu từ hệ thống camera được kết nối với máy tính tại Sở TN&MT tạo thuận lợi trong công tác kiểm soát chất lượng môi trường 

Thông qua camera giám sát, niên vụ 2021-2022, Sở TN&MT đã phát hiện và 2 lần nhắc nhở Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Cát Quế về việc thu mua cà phê quả tươi không được vượt quá công suất 100 tấn/ngày đêm; giúp tìm ra nguyên nhân sự cố tuột mối nối đường ống nước thải tại Chi nhánh Công ty cổ phần tinh bột sắn Phú Yên - Nhà máy tinh bột sắn Sơn La và chỉ sau 2 tiếng đã khắc phục xong sự cố, không gây thiệt hại về tài sản, hoa màu của gần 60 hộ gia đình xung quanh khu vực nhà máy.

Bên đó, camera giám sát còn được lắp đặt tại khu vực thu mua, trạm cân nguyên liệu. Hiện nay để sơ chế 1 tấn cà phê quả tươi sẽ tiêu tốn khoảng 0,6-0,8m3 nước, như vậy, nhân với số lượng cà phê thu mua sơ chế trong ngày sẽ tính ra lượng nước thải phải xử lý. Thông qua camera giám sát đã giúp cơ quan quản lý Nhà nước theo dõi, đánh giá được mực nước đang lưu giữ tại các hồ chứa nước thải, góp phần chủ động phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường.

 

Tố Quyên

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline