Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 26/01/2025 14:01

Tin nóng

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 26/01/2025

Hè năm 2024 có thể sẽ nóng hơn năm 2023

Thứ năm, 14/12/2023 14:12

TMO – Mùa hè năm 2023 ghi nhận nền nhiệt độ tăng cao, nắng nóng bao trùm khắp các châu lục đặc biệt tại khu vực châu Á và châu Âu. Tuy nhiên, năm 2024 có thể sẽ nóng hơn.

Cơ quan Khí tượng Anh (Met) mới đây nhận định nhiệt độ trung bình toàn có thể ghi nhận mức tăng tạm thời vượt ngưỡng 1,5 độ C trong năm 2024, một mốc trong lịch sử khí hậu mà thế giới có thể gia tăng cảnh báo tại Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) vừa diễn ra tại Dubai, UAE.

Theo Met, năm 2023 hầu như chắc chắn sẽ là năm nóng nhất từ trước đến nay và năm 2024 có thể còn nóng hơn. Nhiệt độ trung bình toàn cầu trong năm 2024 được dự báo tăng trong khoảng từ 1,34 độ C đến 1,58 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Việc nhiệt độ trái đất tạm thời tăng ở ngưỡng 1,5 độ C trong 1 năm không có nghĩa là nhiệt độ thế giới sẽ vượt ngưỡng tăng này trong dài hạn, song đây sẽ là lời cảnh tỉnh, kêu gọi hành động khẩn cấp cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính - nguyên nhân dẫn tới biến đổi khí hậu.

Người dân nhiều nước khu vực châu Á chật vật với nắng nóng.

Tổ chức Khí tượng Thế giới tháng trước cũng đã đưa ra dự báo nhiệt độ Trái Đất năm 2023 có thể tăng khoảng 1,4 độ C so thời kỳ tiền công nghiệp. Tháng 11 vừa qua, một nhóm các nhà khoa học, bao gồm cả Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) và Đại học Columbia, dự báo mức tăng nhiệt độ Trái Đất có thể vượt ngưỡng 1,5 độ C trong thập kỷ này. Hầu hết các mô hình phát thải theo Hội đồng liên chính phủ của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPCC) cho thấy nhiệt độ thế giới trong những năm 2030 có thể vượt ngưỡng tăng 1,5 độ C so thời kỳ tiền công nghiệp.

Nắng nóng ba trùm

Tại Trung Quốc, nhiệt kế tại hàng trăm khu vực khắp nước này nhảy số ở mức báo động khi hơn 100 điểm thuộc 12 tỉnh phá kỷ lục nhiệt độ của tháng 4, trong đó thành phố Vân Hòa của tỉnh Chiết Giang lên đến 38,2 độ C vào ngày 17/4. Điều đáng lo ngại là tháng 4 không phải thời gian nóng nhất trong năm. Thời gian nóng nhất trong năm tại Trung Quốc thường là tháng 6 và 7.

Nam Á, nhiệt độ dao động từ 43 độ C ở Bangladesh cho đến 44,6 độ C ở Ấn Độ, trong khi Đông Nam Á cũng vật lộn với cái nóng đến 44 độ C ở Myanmar và 41,6 độ C ở Lào. Thái Lan thường nóng nhất vào tháng 4 và tháng 5, tuy nhiên nhiều nơi đã sớm phá kỷ lục và thị trấn Tak ở miền bắc đã ghi nhận mức nhiệt cao nhất trước nay ở nước này với 45,4 độ C vào ngày 17/4.

Theo các nhà khí tượng học, nhiệt độ có thể lên tới 50 độ C dưới trời nắng. Chính quyền Thái Lan đã đưa ra các cảnh báo sức khỏe và khuyến cáo người dân ở trong nhà để tránh sốc nhiệt. Còn tại Campuchia, thông báo ngày 10/4 của Bộ Y tế hướng dẫn người dân uống nhiều nước, tránh thức uống có cồn, không ăn mặn, ngọt, mặc quần áo chống nắng, tránh ra ngoài vào buổi trưa, theo Asia News.

Giới chuyên gia nhận định, tình hình sẽ ngày càng tệ hơn, đồng thời cho rằng, châu Á đang trải qua đợt nắng nóng tháng 4 nghiêm trọng nhất trong lịch sử. Điều đáng lo ngại là nắng nóng sẽ gây ra thiệt hại lớn không chỉ xét về quy mô mà còn về mức độ. Các nghiên cứu cho thấy châu Á là khu vực đặc biệt dễ tổn thương do nắng nóng, không chỉ làm giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các hoạt động ngoài trời mà còn tác động đến xã hội như đóng cửa trường học.

Theo các chuyên gia, nếu nhiệt độ toàn cầu tăng thêm 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, các đợt nắng nóng vốn chỉ xảy ra khoảng 2 lần mỗi thế kỷ sẽ tăng tần suất cứ 5 năm một lần. Để ứng phó, theo các chuyên gia, mấu chốt của chống biến đổi khí hậu là chính sách của chính phủ. Chẳng hạn tại châu Á, hiệu ứng đảo nhiệt đô thị khiến nhiệt độ ở nhiều thành phố lớn cao hơn đến 7 độ C so với các vùng lân cận và để ứng phó, một số thành phố đã xây dựng, phát triển đô thị theo hướng thiên nhiên (tăng cường cây xanh và mở rộng mảng xanh đô thị). Đây được xem là một trong những giải pháp tối ưu nhất để ứng phó.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline