Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 15/07/2024 15:07

TMO - Sau 4 tháng phát động Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (từ ngày 15/3-15/7), đến nay đã có gần 250 tác phẩm trên khắp mọi miền Tổ quốc gửi bài dự thi về Ban tổ chức.    

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam là hoạt động rất có ý nghĩa nhằm khuyến khích, nâng cao ý thức của cộng đồng, người dân cũng như các tổ chức đoàn thể trong việc bảo tồn các cây cổ thụ, cây lâu năm, Cây Di sản. Góp phần hình thành ý thức việc bảo vệ nguồn gen thực vật, bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường. Từ đó, các hoạt động chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản tại các địa phương sẽ giáo dục thế hệ trẻ tình yêu thiên nhiên, niềm tự hào dân tộc về truyền thống bảo vệ môi trường của quê hương…

Cuộc thi chính thức được phát động vào ngày 15/3/2024. Theo đánh giá của Ban tổ chức (BTC), sau 4 tháng triển khai (từ ngày 15/3-15/7) BTC đã nhận được gần 250 tác phẩm với đa dạng các thể loại từ nhật ký, tản văn, ghi chép…của các tác giả gửi tham dự, với những câu chuyện gần gũi viết về các loại cây cổ thụ (là Cây Di sản) hàng trăm năm tuổi, những cây xanh gắn bó sâu sắc với đời sống sinh hoạt, đời sống tâm linh của người dân địa phương. 

Các đối tượng gửi tác phẩm dự thi chủ yếu là những người trẻ. Về phương thức trình bày tác phẩm dự thi, hầu hết các tác phẩm đều cơ bản đáp ứng đầy đủ các yêu cầu do BTC đưa ra. Đặc biệt có rất nhiều tác phẩm viết công phu, chia thành nhiều kỳ trong một tác phẩm. 

(Ảnh minh họa). 

Tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản năm 2024, tác giả N.T.T đến từ tỉnh Bình Dương chia sẻ: “Cuộc thi đã trở thành một nơi để các tác giả có thể gửi gắm, bày tỏ kỳ vọng của mình trong việc bảo vệ thiên nhiên, cây xanh, đặc biệt là những cây cổ thụ có giá trị trong đời sống hàng ngày, trường tồn lâu dài với thời gian. Đặc biệt có những Cây Di sản là “minh chứng” qua hàng trăm năm đấu tranh bảo vệ đất nước của bao thế hệ cha ông đi trước. Đó là những “tư liệu sống” quý giá cần được giữ gìn, bảo tồn cho đến mai sau. Hơn nữa, cuộc thi cũng là cách để các địa phương có thể giới thiệu, quảng bá những cây quý, những địa danh đặc biệt đến bạn bè trong và ngoài nước...”. 

Theo đánh giá của BTC, với sự hưởng ứng nhiệt tình từ hàng trăm tác giả của các cơ quan, đơn vị, người dân…trên khắp mọi miền của đất nước đã cho thấy sự quan tâm của cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ trong công tác bảo tồn cây cổ thụ, Cây Di sản trên mọi miền Tổ quốc. 

Theo GS.TSKH. Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam Đặng Huy Huỳnh, qua 4 tháng triển khai, đã có hàng trăm tác phẩm trên khắp mọi miền đất nước gửi về dự thi, điều đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của bạn đọc, của các tổ chức, ban ngành, của các nhà báo, phóng viên…đến cuộc thi, cũng như sự quan tâm tới công tác bảo tồn cây cổ thụ, bảo tồn đa dạng sinh học, tuy nhiên BTC vẫn mong nhận được nhiều tác phẩm hơn nữa để từ đó góp phần tạo nên một "danh sách tổng thể về những cây quý" trên khắp cả nước, từ đó hình thành nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp cho hậu thế mai sau.  

Hiện tại BTC cuộc thi vẫn tiếp tục nhận các tác phẩm tham dự. Do đó các đơn vị, tổ chức cá nhân tiếp tục gửi tác phẩm dự thi viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Tác phẩm dự thi được viết bằng tiếng Việt, đánh máy một mặt trên khổ giấy A4; font chữ Times New Roman cỡ chữ 14.

Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này. Trong mỗi tác phẩm dự thi phải thể hiện đầy đủ thông tin về tác giả (họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi công tác, địa chỉ liên hệ, điện thoại, Email (nếu có).

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. (Thời gian tính theo dấu Bưu điện với bản cứng hoặc thời điểm gửi thư điện tử với bản mềm). Lễ công bố trao giải dự kiến được tổ chức vào cuối tháng 11/2024.  Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức theo một trong hai 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội). Hoặc gửi qua hòm thư ua thư điện tử:

Gmail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải: 01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, 02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng. 05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ. 15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ. Tất cả các giải thưởng đều kèm Giấy xác nhận đạt giải.

 

 

THU PHƯƠNG 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline