Hotline: 0941068156

Thứ ba, 29/07/2025 02:07

Tin nóng

Hà Nội kiểm soát chặt chẽ, không để sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Gần 50 cây cổ thụ ở 5 tỉnh, thành đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thứ ba, 29/07/2025

Hạn chế thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra đối với cây trồng

Thứ hai, 27/05/2024 14:05

TMO - Thời gian tới, tình trạng hạn hán, thiếu nước tiếp tục có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp các địa phương Trung Bộ. Trong đó, ở khu vực Bắc Trung Bộ, vụ Hè Thu năm 2024 dự báo có khoảng 6.000 đến 8.500 ha cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Theo Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), từ ngày 18 đến 24/5, lượng mưa tích lũy tuần phổ biến tại miền núi phía bắc đạt 50 đến 70 mm (riêng các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Hòa Bình từ 75 đến 80 mm); Trung du và đồng bằng Bắc Bộ từ 30 đến 50 mm (riêng Hưng Yên, Quảng Ninh từ 80 đến 100 mm); Bắc Trung Bộ từ 35 đến 100 mm; Nam Trung Bộ từ 50 đến 110 mm; Tây Nguyên từ 50 đến 130 mm; Đông Nam Bộ từ 60 đến 100 mm; đồng bằng sông Cửu Long từ 40 đến 60 mm.

Hiện nay, khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang trong giai đoạn chuyển mùa, mưa xuất hiện ở hầu khắp các địa phương; dự báo xâm nhập mặn trong tuần này có xu thế giảm. Tuy nhiên, nguồn nước ở thượng lưu về chưa nhiều, khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi vùng cửa sông Cửu Long cách biển từ 30-40km, vùng hai sông Vàm Cỏ từ 70-80km vẫn bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn. Theo nhận định từ cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, từ nay đến hết tháng 5, xâm nhập mặn sẽ giảm nhanh, ít ảnh hưởng đến nguồn nước sản xuất nông nghiệp.

Tại khu vực Bắc Bộ, dung tích bình quân của các hồ chứa thủy lợi đạt 61% dung tích thiết kế. Toàn vùng có 82 hồ có dung tích trữ dưới 45% vì vậy các địa phương cần sử dụng nước tiết kiệm, hợp lý bảo đảm cấp nước cho sản xuất nông nghiệp vụ đông xuân 2023-2024. Còn khu vực Bắc Trung Bộ, dung tích hồ chứa thủy lợi trung bình toàn vùng đạt 50% dung tích thiết kế; trong vùng có 64 hồ nhỏ dưới mực nước chết. Tại khu vực Nam Trung Bộ, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 55% dung tích thiết kế. Trong vùng có 152/534 hồ chứa có dung tích dưới 50% dung tích thiết kế, trong đó 51 hồ nhỏ dưới mực nước chết.

khu vực Bắc Trung Bộ, dung tích hồ chứa thủy lợi trung bình toàn vùng đạt 50% dung tích thiết kế. 

Khu vực Tây Nguyên, dung tích bình quân các hồ chứa thủy lợi đạt 30% dung tích thiết kế. Toàn vùng có 535/1.303 hồ chứa có dung tích dưới 50% dung tích thiết kế, trong đó 169 hồ dưới mực nước chết. Thời gian tới, hạn hán, thiếu nước tiếp tục có nguy cơ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp các địa phương Trung Bộ. Trong đó, ở khu vực Bắc Trung Bộ, vụ hè thu năm 2024 dự báo có khoảng 6.000 đến 8.500 ha cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước”.

Ngoài ra, ở khu vực Nam Trung Bộ, vụ Hè Thu năm 2024 dự báo có khoảng 9.400 đến 13.000 ha cây trồng có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước. Trong đó, tỉnh Quảng Nam có từ 1.800 đến 2.400 ha, Quảng Ngãi 1.300 đến 1.800 ha, Bình Định 1.800 ha, Phú Yên 1.500 đến 1.700 ha, Khánh Hòa 2.000 đến 2.100 ha và Ninh Thuận 1.100 đến 3.200 ha.

Nhằm ứng phó với tình trạng này, Cục Thủy lợi cho biết: Thời gian tới, các địa phương cần theo dõi chặt chẽ diễn biến khí tượng, thủy văn để nhận định tác động của hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn đến sản xuất nông nghiệp, dân sinh để làm cơ sở tổ chức vận hành công trình thủy lợi hiệu quả. Các địa phương cần chủ động xây dựng các kịch bản nguồn nước, phương án ứng phó, cấp nước sinh hoạt cho người dân và sản xuất; tập trung rà soát, kiểm tra nguồn nước tại các công trình thủy lợi; vận động nhân dân chỉ tổ chức sản xuất ở các diện tích công trình thủy lợi bảo đảm cung cấp nước cho cả vụ; các diện tích không đủ nước, xem xét lùi vụ sản xuất hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị quản lý, vận hành hồ chứa thủy điện xây dựng kế hoạch điều tiết chặt chẽ, bảo đảm bổ sung nguồn nước cho hạ du phù hợp với khả năng lấy nước của công trình thủy lợi và tiết kiệm nước; chuẩn bị kỹ phương án, kế hoạch bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt tối thiểu cho người dân nơi có nguy cơ thiếu nước do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước.

Các địa phương tổ chức kiểm kê nguồn nước trữ của từng công trình thủy lợi, tính toán cân đối khả năng cung cấp nước, đảm bảo nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp. Ảnh: HN. 

Đối với khu vực Trung Bộ, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ tháng 5 đến 7, nắng nóng tiếp tục có xu hướng gia tăng; tổng lượng mưa trong tháng 5 thiếu hụt từ 10 đến 30% so trung bình nhiều năm; dòng chảy trên một số sông thuộc các tỉnh Quảng Trị, Phú Yên và Bình Thuận thiếu hụt từ 65 đến 80%. 

Với ảnh hưởng của nắng nóng, nguồn nước trữ trong các công trình thủy lợi có thể bị hạ thấp nhanh và gia tăng nhu cầu dùng nước dẫn đến nguy cơ xảy ra hạn hán, thiếu nước diện rộng ở khu vực này. Trước thực trạng này, Cục Thủy lợi đã có văn bản đề nghị các địa phương khu vực Trung Bộ cần xây dựng, rà soát, cập nhật phương án, kế hoạch phòng, chống hạn hán, thiếu nước đối với dân sinh và sản xuất nông nghiệp; bao gồm các kịch bản về nguồn nước dự trữ trong công trình thủy lợi, khả năng xuất hiện mưa tiểu mãn.

Bên cạnh đó, tổ chức theo dõi và cập nhật liên tục thông tin dự báo khí tượng, thủy văn, nguồn nước và các khuyến cáo để chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn phù hợp. Tổ chức kiểm kê nguồn nước trữ của từng công trình thủy lợi, tính toán cân đối khả năng cung cấp nước trong thời gian còn lại của mùa khô, xác định lượng nước ưu tiên cho sinh hoạt, chăn nuôi, cây trồng cạn và các nhu cầu thiết yếu khác. Chỉ tổ chức xuống giống cây trồng vụ Hè Thu, vụ Mùa nếu nguồn nước đảm bảo cung cấp đủ cho cả vụ, các diện tích không đủ nước, xem xét giãn, lùi thời vụ hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Cùng với chủ động thống nhất với các bên liên quan kế hoạch điều nước cho sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các địa phương cần rà soát, xác định các vùng có nguy cơ thiếu nước sinh hoạt và đánh giá khả năng nguồn cấp nước cho sinh hoạt. Qua đó, xây dựng phương án và tổ chức triển khai các biện pháp cấp nước sạch cho người dân, như: thiết lập các điểm cấp nước tập trung, kéo dài tuyến ống cấp nước, hỗ trợ thiết bị trữ nước, sử dụng các phương tiện lưu động chuyên chở nước cung cấp đến từng cụm dân cư; không để xảy ra tình trạng gián đoạn, mất nước kéo dài.../

 

 

Lê Hân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline