Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 00:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Hải Phòng nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý chất thải rắn

Thứ tư, 03/04/2024 07:04

TMO - TP.Hải Phòng yêu cầu chủ nguồn chất thải phân loại chất thải từ đầu nguồn để xử lý nhằm đảm bảo tái chế, xử lý nhằm đảm bảo các điều kiện về an toàn môi trường… 

Theo Sở Tài nguyên Môi trường, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại 7 quận có tổng khối lượng khoảng 910 tấn/ngày; tại 8 huyện khoảng 790 tấn/ngày. Như vậy, mỗi ngày thành phố phải thu gom, xử lý hơn 1700 tấn rác thải sinh hoạt. Theo đó, tại khu vực nội thành, rác thải sinh hoạt được thu gom bởi Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị, chiếm khoảng 80%. Còn lại là được thu gom bởi Công ty TNHH MTV Công trình công cộng và dịch vụ du lịch Hải Phòng (thu gom tại quận Đồ Sơn và một phần tại quận Dương Kinh); Công ty TNHH MTV Công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng thu gom tại địa bàn quận Kiến An; HTX Môi trường và dịch vụ thương mại Thành Vinh thu gom tại địa bàn quận Dương Kinh.

Rác thải sinh hoạt khu vực đô thị được thu gom, xử lý tại Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tràng Cát có diện tích 44ha, tiếp nhận khoảng 500-650 tấn/ngày; Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ có diện tích 15,6 ha, tiếp nhận khoảng 350-450 tấn rác/ngày; Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Gia Minh có diện tích 36,5 ha, công suất 630 tấn/ngày.

Rác thải nông thôn chủ yếu do các tổ thu gom của các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn đảm nhiệm, mỗi tổ có 2-3 lao động thực hiện bằng các xe đẩy tay hoặc xe kéo về các bãi rác tạm hoặc lò đốt để xử lý. Trong số 790 tấn rác/ngày, có khoảng 490 tấn được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại 3 khu xử lý cấp thành phố là Tràng Cát, Đình Vũ, Gia Minh và 2 khu xử lý cấp huyện (Minh Tân, huyện Thủy Nguyên và Áng Chà Chà, huyện Cát Hải); một phần được xử lý tại các hộ gia đình; còn lại được xử lý tại 4 lò đốt cỡ nhỏ tại Thủy Nguyên, An Lão, Vĩnh Bảo và các bãi rác chưa hợp vệ sinh… Sở Tài nguyên Môi trường, hiện rác thải đô thị đã được thu gom đạt 100%; ở khu vực nông thôn là 98%.

Công tác thu gom, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn đang ngày càng được chú trọng, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm. 

Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động công nghiệp khoảng 58 tấn/ngày. Trong đó có 98% được các cơ sở do Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép thu gom, xử lý theo quy định. Còn lại (2%) được các cơ sở lưu giữ  theo quy định. Cùng với đó, thành phố còn có khoảng 1540 cơ sở y tế (gồm các  bệnh viện tuyến thành phố;  bệnh viện đa khoa quận, huyện; bệnh viện tư nhân; trạm y tế; phòng khám chuyên khoa; cơ sở dịch vụ y tế…). Chất thải y tế nguy hại phát sinh khoảng 0,97 tấn/ngày được phân loại tại nguồn; thu gom, vận chuyển và xử lý tại lò đốt rác y tế của Công ty Môi trường Đô thị tại Tràng Cát. Chất thải y tế tại huyện Bạch Long Vĩ và huyện Cát Hải được xử lý tại chỗ.

Trước thực trạng rác thải đang ngày càng gia tăng, đồng thời hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả công tác thu gom, xử lý, từ năm 2024, TP.Hải Phòng áp dụng quy định mới về quản lý chất thải rắn với nguyên tắc coi chất thải là tài nguyên, thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người.

Theo đó, Hải Phòng khuyến khích phân loại chất thải sinh hoạt, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình. Sau phân loại, chất thải rắn sinh hoạt được lưu chứa trong bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu giữ (thùng) riêng biệt, có ký hiệu nhận biết loại chất thải. Chủ đầu tư toà nhà cao tầng, khu chung cư, trung tâm thương mại kết hợp chung cư phải bố trí trong khuôn viên khu vực, lưu chứa chất thải rắn sau phân loại (bao gồm cả chất thải nguy hại) đảm bảo thuận lợi cho các hộ gia đình, cá nhân sinh hoạt tại các khu vực này.

Khu vực công cộng như công viên, khu vui chơi giải trí, kinh doanh dịch vụ tập trung, chợ, nhà ga, bến xe, bến tàu, bến cảng, bến phà… phải bố trí đủ ba loại thiết bị lưu chứa chất thải có thể tái sử dụng, chất thải thực phẩm và chất thải sinh hoạt. Thiết bị lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt có kích cỡ phù hợp thời gian lưu giữ, gồm 3 màu, màu xanh lá cây, trắng trong suốt và màu vàng. Trên nắp, thân thiết bị lưu chứa có chỉ dẫn bằng chữ in cho các nhóm chất thải.

UBND cấp huyện có trách nhiệm bố trí khu vực lưu chứa chất thải rắn sinh hoạt sau phân loại tại nơi công cộng. UBND cấp xã thống nhất với đơn vị thu gom xây dựng quy trình, thời gian, hình thức thu gom rác thải trên địa bàn, thông báo chủ nguồn thải khi đến lấy chất thải rắn sinh hoạt. Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải chất thải rắn sinh hoạt để thiết bị lưu chứa trước nhà gọn gàng, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan, không ảnh hướng đến giao thông khu vực.

Khu vực đông dân cư, khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, tần suất thu gom không quá 24 giờ, khu dân cư thưa thớt tần suất thu gom không quá 48 giờ. Trừ trường hợp đột xuất, hạn chế thu gom, vận chuyển trong giờ cao điểm, không tập kết xe gom, xe vận chuyển tại các địa điểm dễ gây ùn tắc giao thông. Phương tiện thu gom, vận chuyển cả 2 loại chất thải thực phẩm, chất thải sinh hoạt phải có 2 ngăn chứa, biển báo riêng biệt.

Cá nhân, tổ chức để tồn đọng, phát sinh chất thải trên diện tích đất của mình phải chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển, phun khử mùi trong vòng 36 giờ từ khi có phản ánh hoặc yêu cầu của chính quyền địa phương. UBND cấp xã chịu trách nhiệm trước UBND cấp quận huyện nếu để xảy ra ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Hải Phòng khuyến khích hộ gia đình, cá nhân khu vực nông thôn; cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn sinh dưới 300 kg/ngày tận dụng chất thải thực phẩm để làm phân bón, chất cải tạo đất trồng trọt, làm thức ăn chăn nuôi trong khuôn viên, hộ gia đình.

Địa phương này đẩy mạnh công tác phân loại chất thải, giảm áp lực trong quá trình xử lý tại các nhà máy. Ảnh: HN. 

Đối với chất thải rắn cồng kềnh không thể tái sử dụng, chủ nguồn thải có trách nhiệm tháo bỏ các phụ liệu đi kèm như gương, kính, mảnh kim loại, bản lề, bảng điều khiển… sắp xếp gọn gàng đảm bảo vệ sinh môi trường để chuyển giao cho cơ sở thu gom hoặc nơi tiếp nhận. Chất thải cồng kềnh sau khi phân rã được phân loại, xử lý riêng như đối với chất thải rắn sinh hoạt. UBND cấp xã bố trí ít nhất 1 điểm tập kết có mái che để tiếp nhận, lưu giữ chất thải rắn cồng kềnh phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.

Chất thải rắn xây dựng lẫn với chất thải nguy hại khác phải phân tách thành chất thải rắn xây dựng nguy hại, chất thải xây dựng thông thường. Nếu không tách được, toàn bộ chất thải phải được quản lý như chất thải nguy hại. Hộ gia đình, cá nhân tại đô thị khi cải tạo, phá dỡ xây dựng phải có biện pháp lưu trữ trong khuôn viên công trường hoặc trạm trung chuyển, phải được thu gom, vận chuyển xử lý đảm bảo không lẫn với chất thải khác.

UBND cấp xã cùng đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn xây dựng có trách nhiệm bố trí ít nhất 1 điểm tập kết trên địa bàn tiếp nhận, thu gom, chất thải rắn xây dựng. Tại khu vực nông thôn, địa bàn chưa có hệ thống thu gom chất thải rắn xây dựng, khi cải tạo, phá dỡ, xây dựng phải thực hiện tái sử dụng hoặc đổ thải chất thải rắn xây dựng theo quy định, không được đổ chất thải rắn xây dựng ra đường, sông, kênh mương và các nguồn nước mặt.

Các loại chất thải rắn xây dựng được vận chuyển đến khu tái chế, xử lý, tái sử dụng. Tuỳ theo tính chất, đặc điểm được tái chế phù hợp như bùn hữu cơ dùng để trồng cây, gạch vụn, bê tông, tấm tường, gạch lát dùng để san lấp. Chất thải không tái chế, tái sử dụng được thực hiện chôn lấp, xử lý tại các địa điểm đảm bảo các điều kiện về an toàn môi trường.

Đối với chất thải nhựa, Hải Phòng ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện môi trường; không sử dụng chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa dùng một lần tại công sở, trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp… Đồng thời, Hải Phòng cũng đề nghị giảm dần việc sản xuất sản phẩm nhựa dùng một lần là các loại bao bì nhựa, túi nilon khó phân huỷ sinh học. Sau năm 2025, trừ sản phẩm hàng hoá có bao bì nhựa khó phân huỷ sinh học, Hải Phòng sẽ không lưu hành, sử dụng sản phẩm nhựa, bao bì nhựa dùng một lần khó phân huỷ sinh học tại các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn, khu du lịch.

Hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn thực hiện việc phân loại chất thải nhựa tại nguồn để tái sử dụng, tái chế làm nguyên liệu sản xuất. Trường hợp không thể tái chế, chất thải nhựa phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng xử lý, không được thải bỏ vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, sông, biển.

Bùn thải phát sinh từ hệ thống thoát nước, hệ thống xử lý nước thải phải được phân định. Bùn thải có thành phần nguy hại phải được thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. TP. Hải Phòng khuyến khích xử lý bùn thải từ bể tự hoại, hầm cầu, bùn từ hệ thống thoát nước theo công nghệ tái chế thành các sản phẩm thân thiện môi trường, tái sử dụng làm nguyên liệu sản xuất. Việc vận chuyển các loại chất thải phải được vận chuyển bằng phương tiện bảo đảm kỹ thuật, được kiểm định, được cấp phép lưu hành. Quá trình vận chuyển không làm rò rỉ, rơi vãi chất thải, gây phát tán bụi, mùi ra môi trường, đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường.

 

 

Lê Thanh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline