Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 20/06/2025 20:06

Tin nóng

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hà Nội cần tái thiết không gian phát triển theo hướng mở, đa trung tâm

Bình Dương: Thêm nhiều cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Phải thay đổi tư duy quản lý, tư duy hành chính và tư duy về địa giới hành chính

Việt Nam - Thụy Điển: Đẩy mạnh hợp tác chuyển đổi xanh, ứng phó biến đổi khí hậu

Việt Nam – Litva: Đẩy mạnh chia sẻ kinh nghiệm, tăng cường hợp tác khoa học công nghệ

Quốc hội thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh

TP. Huế: Hơn 1.100 tàu thuyền đã vào bờ tránh bão số 1

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 1

Cắt giảm tối đa điều kiện cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng

Áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khả năng mạnh thành bão

Hợp nhất Lâm Đồng - Đắk Nông - Bình Thuận: Cơ hội để tái cấu trúc toàn diện mô hình phát triển vùng

Vùng áp thấp có khả năng mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới

Thủ tướng đề xuất các giải pháp thúc đẩy bảo tồn, phát triển đại dương xanh

Vai trò của Tuần lễ Biển, Hải đảo trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Thứ sáu, 20/06/2025

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 30/08/2024 15:08

TMO - Cây thị cổ thụ gần 300 năm tuổi tại từ đường dòng họ Lê Tước, thuộc thôn Trúc Động, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.

Trước đó, vào ngày 28/8, chính quyền địa phương xã Lưu Kiếm (huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng) cùng dòng họ Lê Tước (thôn Trúc Động) đã long trọng tổ chức Lễ Công bố Quyết định và đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây thị cổ thụ gần 300 năm tuổi. 

Tới tham dự buổi Lễ có ông Trần Văn Đức, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Bảo vệ Môi trường thành phố Hải Phòng, được ủy quyền thay mặt Lãnh đạo Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, trao Quyết định, Bằng công nhận cây thị 300 năm tuổi là Cây Di sản Việt Nam. Bên cạnh đó còn có sự tham gia của đại diện chính quyền địa phương và đông đảo người dân, con cháu họ Lê Tước. 

Đại diện lãnh đạo xã Lưu Kiếm và dòng họ Lê Tước nhận Bằng, Quyết định công nhận cây thị là Cây Di sản Việt Nam.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trần Văn Đức cho biết, đến nay, toàn thành phố Hải Phòng đã được công nhận 195 Cây Di sản Việt Nam, những cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản chủ yếu tập trung vào 22 loài thực vật bản địa. Nổi bật nhất là các loài như cây gạo, sanh, si, đa, đại, bồ đề, thị, muồng,...Hiện đã có có 14/15 quận, huyện, 5 dòng họ và 4 cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng có cây cổ thụ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.  

Cũng tại buổi Lễ, lãnh đạo UBND xã Lưu Kiếm cho biết, sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa quan trọng, là niềm vinh hạnh, tự hào của con cháu dòng họ Lê Tước nói riêng cũng như toàn thể nhân dân địa phương nói chung. Sự kiện này còn làm tăng thêm giá trị lịch sử, đồng thời góp phần phát triển kinh tế du lịch, nâng cao nhận thức cộng đồng về việc bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường, giáo dục các thế hệ luôn trân trọng và giữ gìn cây quý. 

Do đó con cháu dòng họ Lê Tước cũng như chính quyền địa phương cần tiếp tục phối hợp với Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam để được nghe tư vấn và có kế hoạch chăm sóc, bảo vệ cây, để cây trường tồn lâu dài, tiếp tục gắn bó với nhiều thế hệ con em trong tương lai.

Các đại biểu mở văn bia Cây Di sản. 

Được biết, làng Trúc Động là một làng cổ, xưa có tên là Tổng Trúc Động. Dòng họ Lê Tước là dòng họ tộc sớm phát triển và trường tồn tại địa phương, có nhiều người đỗ đạt thành danh. Cây thị cổ thụ gần 300 năm tuổi tại khuôn viên từ đường họ Lê Tước ngày nay vẫn hiên ngang xanh tốt dù trải qua nhiều thăng trầm của thời gian. Cây thị không chỉ là hồn cốt của dòng tộc, của dân làng, mà còn là minh chứng cho sự trường tồn, phát triển thịnh vượng của địa phương qua hàng trăm năm. 

 

 

Thu Phương

 

Mời bạn đọc tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024. Theo đó, cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 do Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phát động. Đối tượng dự thi là người viết chuyên và không chuyên trong và ngoài nước. Tác phẩm dự thi là bài viết về chủ đề “Cây Di sản Việt Nam”. Những tác phẩm, bài viết về Cây Di sản Việt Nam đã được đăng tải trên các phương tiện truyền thông nhưng chưa tham gia cuộc thi nào vẫn đủ điều kiện tham gia cuộc thi này.

Thời gian tiếp nhận tác phẩm dự thi: Từ ngày 15/3/2024 đến hết ngày 30/9/2024. Lễ trao giải được tổ chức vào cuối tháng 11/2024. Tác phẩm dự thi được gửi đến Ban tổ chức đồng thời theo 2 địa chỉ: Qua đường chuyển phát nhanh: Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường (Tầng 2, số 348 đường Bưởi, Ba Đình, Hà Nội).

E-mail: [email protected]

Cơ cấu giải thưởng gồm 23 giải:

01 Giải đặc biệt trị giá 20.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

02 Giải A: Trị giá mỗi giải 10.000.000 đồng, kèm Giấy xác nhận đạt giải

05 Giải B: Trị giá mỗi giải 5.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

15 Giải C: Trị giá mỗi giải 2.000.000đ, kèm Giấy xác nhận đạt giải.

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline