Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 02:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Hải Phòng: Cát Hải sẽ trở thành trung tâm bảo tồn đa dạng sinh thái biển

Thứ ba, 23/05/2023 21:05

TMO – Theo quy hoạch, huyện Cát Hải (TP Hải Phòng) sẽ là khu vực công nghiệp, cảng biển, trung tâm du lịch quốc tế và bảo tồn đa dạng sinh thái biển đảo. Thành phố sẽ xây dựng thêm cầu Tân Vũ - Lạch Huyện 2, cầu hoặc hầm Tần Vũ - Lạch Huyện 3, hầm nối đường bộ ven biển với cảng Lạch Huyện.

UBND TP Hải Phòng vừa công bố quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn 2050. Theo quy hoạch mới này, Hải Phòng sẽ có ba đô thị trung tâm với dân số 3,9-4,7 triệu, tỷ lệ đô thị hóa 80-86%.

Theo đó, đô thị trung tâm thương mại, tài chính quốc tế được xác định ở hai quận là Hải An và Dương Kinh mở rộng theo hướng nam và đông nam. Khu vực này sẽ có các dự án khai thác quỹ đất dọc tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng để phát triển dịch vụ cảng biển, logistic, công nghiệp cảng biển. Đến năm 2040, nơi này có khoảng 1,6 triệu người và 34.000 ha đất xây dựng đô thị.

(Ảnh minh họa)

Đô thị lịch sử - hành chính mới có khoảng 110.000 người, quỹ đất xây dựng đô thị 15.000 ha. Trong đó các quận Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, được định hướng bảo tồn, tôn tạo không gian, công trình kiến trúc, cảnh quan, nâng cấp hạ tầng để tạo dựng bản sắc của đô thị bề dày lịch sử. Không gian ven sông Cấm, sông Lạch Tray được quy hoạch thành công viên cảnh quan đô thị, dịch vụ.

Đô thị trung tâm thứ ba là sân bay Tiên Lãng dự kiến hình thành sau năm 2030, định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn liền với cảng quốc tế. Đến năm 2040, trung tâm có thể đến 90.000 người với quỹ đất xây dựng đô thị khoảng 13.000 ha.

Ngoài ba đô thị trung tâm chính, huyện An Dương ở phía tây sẽ lên quận vào năm 2025 với dân số 35.000, quỹ đất xây dựng đô thị khoảng 9.000 ha, trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ đa chức năng. Huyện đảo Bạch Long Vỹ trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá và tìm kiếm cứu nạn trên biển, phát triển du lịch và hàng hải gắn với an ninh quốc phòng.../.

 

 

Quỳnh Vân

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline