Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/04/2025 06:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ năm, 24/04/2025

Hải Dương rà soát các công trình thủy lợi trước mùa mưa bão

Thứ hai, 21/04/2025 15:04

TMO - Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá các công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình bị ảnh hưởng do bão lũ và các vị trí trọng điểm, xung yếu là một trong những nhiệm vụ quan trọng được tỉnh Hải Dương nhấn mạnh triển khai để nâng cao năng lực phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai trong năm 2025.

Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia, thiên tai năm 2025 sẽ diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều loại hình thiên tai, trong đó xảy ra nắng nóng dữ dội, mưa lớn, lũ quét, hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở đất, gia tăng về số lượng và cường độ của các cơn bão…; để chủ động ứng phó với thiên tai năm 2025 trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị từ thực tế công tác chỉ huy, chỉ đạo, bài học kinh nghiệm ứng phó, khắc phục hậu quả bão Yagi và mưa lũ sau bão năm 2024, tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và công tác quản lý đê điều, hộ đê, chống lũ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi năm 2024.

Chủ động xây dựng, cập nhật, bổ sung và tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án phòng, chống ứng phó với thiên tai, các phương án bảo vệ trọng điểm, phương án hộ đê, phương án chống úng năm 2025; xây dựng kịch bản đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai trong mọi tình huống. Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá các công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lớn sau bão gây ra và các vị trí trọng điểm, xung yếu; đề xuất các giải pháp để thực hiện xử lý các sự cố, các vị trí trọng điểm, xung yếu, duy tu, bảo dưỡng đê điều, các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai.

Các trạm bơm giữ vai trò quan trọng trong tiêu úng. 

Đề xuất nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, đê điều phù hợp với phương án phát triển đê điều, phương án phòng, chống lũ, phương án phát triển mạng lưới thủy lợi trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống thiên tai.

Đẩy nhanh tiến độ tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình đê điều, thủy lợi, các công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025 và các năm tiếp theo; có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đang triển khai thi công khi có lũ, bão, tình huống thiên tai nghiêm trọng.

Thực hiện công tác dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông trong phòng, chống thiên tai đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác; theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo thường xuyên, hướng dẫn kịp thời cho các tổ chức và nhân dân chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó; tăng cường thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai và hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.

Chủ động chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự trữ để sẵn sàng huy động khi có tình huống thiên tai; xây dựng kế hoạch, phương án huy động vật tư, phương tiện, trang thiết bị trong nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt khi có bão mạnh, siêu bão, mưa lớn, ngập lụt khẩn cấp, thiên tai nghiêm trọng…

Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng tham gia thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và lực lượng tăng cường để ứng phó với thiên tai; củng cố, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp cơ sở để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai ngay từ giờ đầu.

Bão số 3 hồi tháng 9/2024 khiến Hải Dương thiệt hại hơn 1.500 tỷ đồng.

Tập trung chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai có thể xảy ra; xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu và của toàn dân, toàn xã hội; công tác chỉ đạo, chỉ huy phải từ sớm, từ xa, quyết liệt, quyết đoán, có trọng tâm, trọng điểm và sát thực tế; thực hiện xử lý kịp thời các tình huống, sự cố do thiên tai gây ra theo phương châm “bốn tại chỗ”; phân công cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, mỗi vị trí xung yếu phải có cá nhân chịu trách nhiệm.

Tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm túc việc tuần tra canh gác đê vào mùa lũ theo các cấp báo động; phát hiện kịp thời các sự cố công trình để xử lý ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho công trình; tổ chức vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị xả lũ của các hồ chứa; bố trí đủ thiết bị dự phòng đảm bảo vận hành công trình trong mọi tình huống; khơi thông hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ.

Các đơn vị được giao quản lý cống dưới đê phải có quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý và địa phương trong thực hiện phương án bảo vệ, xử lý các sự cố, chấp hành nghiêm ngặt quy trình đóng, mở cống trong mùa lũ; thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban và chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

Trước đó (tháng 2/2025) HĐND tỉnh Hải Dương thông qua quy định mức hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật trên địa bàn tỉnh Việc hỗ trợ áp dụng đối với cá nhân, gia đình, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ (không bao gồm các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang nhân dân) trên địa bàn tỉnh Hải Dương có hoạt động trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.

Nghị quyết quy định mức hỗ trợ đối với cây trồng và lâm nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật; mức hỗ trợ đối với thủy sản bị thiệt hại do thiên tai (bao gồm nuôi trồng thuỷ sản, sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản), vật nuôi bị thiệt hại (chết, mất tích) do thiên tai.

Một số mức hỗ trợ cao là diện tích lúa sau gieo trồng trên 45 ngày được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha nếu bị thiệt hại trên 70%, diện tích mạ thiệt hại trên 70% diện tích được hỗ trợ 30 triệu đồng. Cây giống trong giai đoạn vườn ươm được nhân giống từ nguồn vật liệu khai thác từ cây đầu dòng, vườn cây đầu dòng và nhóm cây sinh trưởng chậm, có thời gian gieo ươm dưới 12 tháng tuổi mà thiệt hại trên 70% diện tích được hỗ trợ 60 triệu đồng/ha.

Nuôi trồng thủy sản bán thâm canh, thâm canh trong ao (đầm, hầm) được hỗ trợ 60 triệu đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại. HĐND tỉnh đã chấp thuận hỗ trợ người nuôi trồng thủy sản trong bể, lồng, bè mức 30 triệu đồng/100 m3 thể tích nuôi bị thiệt hại. Các hình thức nuôi trồng thủy sản khác được hỗ trợ 15 triệu đồng đồng/ha diện tích nuôi bị thiệt hại.

Người nuôi gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu) đến 28 ngày tuổi bị thiệt hại được hỗ trợ 23.000 đồng/con, trên 28 ngày tuổi được hỗ trợ 38.000 đồng/con; lợn đến 28 ngày tuổi được hỗ trợ 550.000 đồng/con, trên 28 ngày tuổi được hỗ trợ 1,06 triệu đồng/con, lợn nái và lợn đực đang khai thác được hỗ trợ 3 triệu đồng/con.../.

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline