Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 13:01
Thứ bảy, 30/03/2024 11:03
TMO - Cây muồng ràng ràng cổ thụ (còn gọi là cây chi chi) với 300 năm tuổi tại thôn Phú Khê, xã Thái Học, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Theo đó, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với cây muồng ràng ràng cổ thụ trên 300 năm tuổi nằm ngay cạnh nghè làng Phú Khê, xã Thái Học, huyện Bình Giang. Cây muồng ràng ràng cổ thụ cao khoảng 25m đường kính 1,3m chu vi 3,7 m.
Cây muồng ràng ràng cổ thụ tại thôn Phú Khê, xã Thái Học, huyện Bình Giang được công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Ngày 30/3, chính quyền cùng nhân dân thôn Phú Khê long trọng tổ chức Lễ đón Bằng công nhận cây muồng ràng ràng cổ thụ là Cây Di sản Việt Nam. Tham dự buổi lễ có nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, TS.Nguyễn Ngọc Thanh, Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, đại diện lãnh đạo xã Thái Học, thôn Phú Khê cùng đông đảo người dân địa phương.
Nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam (đứng thứ hai từ phải sang) trao quyết định công nhận Cây Di sản cho chính quyền địa phương.
Phát biểu tại Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam, nhà báo Phùng Quang Chính, Phó Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam chúc mừng và bày tỏ xúc động trước sự hưởng ứng nhiệt tình của chính quyền địa phương trong công tác bảo tồn, bảo vệ cây cổ thụ, giữ gìn đa dạng sinh học trong thời gian qua.
Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc đối với chính quyền địa phương cùng nhân dân.
Lãnh đạo thôn Phú Khê cho biết: Nghè làng Phú Khê là một ngôi nghè cổ được xây dựng từ thời Lý Nhân Tông cùng với đình làng. Đây là nơi thời thánh nhân và các bậc hiền tài có công với nhân dân, với quê hương đất nước. Nghè làng Phú Khê, cùng với những công trình văn hóa tâm linh khách của làng như đình, chùa làng, cầu đá, văn chi... đã tạo ra một ngôi làng cổ “địa linh, nhân kiệt” với nhiều hàng cây cổ thụ xanh tươi, có bóng mát che chở cho dân làng. Trải qua thăng trầm của lịch sử, cây muồng ràng ràng vẫn đứng sừng sững giữa trời đất như một chứng nhân của lịch sử.
Đông đảo người dân địa phương tại Lễ công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Sự kiện vinh danh Cây Di sản Việt Nam có ý nghĩa sâu sắc, nhân văn đối với địa phương, thu hút sự quan tâm của các đoàn thể, tầng lớp nhân dân. Từ đây, người dân trong thôn tiếp tục nâng cao nhận thức trong bảo vệ Cây Di sản Việt Nam nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
Thu Phương
Bình luận