Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/05/2024 16:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 18/05/2024

Hai đợt El Nino dữ dội nhất xuất hiện trong thế kỷ 20

Thứ sáu, 14/07/2023 11:07

TMO - Thống kê của Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO), El Nino xảy ra với chu kỳ trung bình khoảng 2 đến 7 năm một lần. Mỗi đợt El Nino thường kéo dài từ 9 đến 12 tháng, nhưng đôi khi hiện tượng này có thể kéo dài trong một số năm.

Kể từ năm 1900, ít nhất 30 đợt El Nino đã xuất hiện trên thế giới, trong đó đợt mạnh nhất được ghi nhận trong giai đoạn năm 1982-1983, 1997-1998 và 2015-2016. Đợt El Nino xảy ra trong các năm 1982-1983 và 1997-1998 được đánh giá là những đợt dữ dội nhất trong thế kỷ 20.

Trong đợt El Nino kéo dài từ giữa năm 1982 đến giữa năm 1983, nhiệt độ mặt nước biển ở vùng nhiệt đới phía đông Thái Bình Dương và phần lớn vùng xích đạo về phía tây cao hơn mức bình thường 5-100C. Nhiều quốc gia bị hạn hán nghiêm trọng, đặc biệt là Australia, các cơn bão xuất hiện ở Tahiti, còn miền trung Chile hứng chịu lượng mưa và lũ lụt kỷ lục. Ngoài ra, bờ biển phía tây của khu vực Bắc Mỹ đã hứng chịu bão bất thường trong mùa đông 1982-1983, lượng cá đánh bắt trong khu vực từ Mexico đến Alaska cũng thay đổi đáng kể.

Ảnh minh họa. Nguồn: iStock 

Sau đó, đợt El Nino xuất hiện trong giai đoạn 1997-1998 đã gây hạn hán ở Brazil, Indonesia, Malaysia và Philippines, đồng thời mang mưa lớn đến bờ biển khô hạn của Peru. Tại Mỹ, các bang miền đông nam và California đã ghi nhận lượng mưa tăng đáng kể trong mùa đông; nhiệt độ cao kỷ lục ở vùng thượng Trung Tây khiến một số nhà báo gọi giai đoạn này là “năm không có mùa đông”.

Theo kết quả của một nghiên cứu quốc tế được Liên hợp quốc, đợt El Nino năm 1997-1998 đã kéo theo nhiều cơn bão mạnh cũng như tình trạng nắng nóng, cháy rừng, ngập lụt, sương giá và hạn hán, khiến hàng nghìn người thương vong. Ước tính thiệt hại liên quan đến El Nino dao động từ 32 đến 96 tỷ USD. Đợt El Nino xảy ra trong năm 2015-2016 đã ảnh hưởng đến hơn 60 triệu người, đặc biệt là ở phía đông và nam châu Phi, Sừng châu Phi, Mỹ Latinh và Caribe và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hạn hán nghiêm trọng, mất an ninh lương thực, lũ lụt, mưa và nhiệt độ tăng do El Nino gây ra kéo theo hàng loạt vấn đề sức khỏe, bao gồm bùng phát dịch bệnh, suy dinh dưỡng, bệnh do nắng nóng gây ra và bệnh đường hô hấp. Đợt El Nino này đã dẫn đến tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn cũng như khiến nhiều người phải di tản, làm trầm trọng thêm sự bùng phát của bệnh tả và thương hàn. Khoảng 20 quốc gia đã kêu gọi viện trợ nhân đạo với khoản hỗ trợ trị giá 5 tỷ USD. Hiện nay, các quốc gia đang khẩn trương chuẩn bị để ứng phó thời tiết khắc nghiệt sẽ xảy ra vào cuối năm 2023 do tác động của El Nino.

El Nino thường có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong điều kiện El Nino, ở hầu hết các vùng trên cả nước, nhiệt độ trung bình các tháng có xu thế cao hơn bình thường; nắng nóng có thể nhiều hơn và gay gắt hơn; khả năng xuất hiện nhiều kỷ lục về nhiệt độ cao nhất tuyệt đối. Hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới có thể không nhiều nhưng tập trung nhiều vào giữa mùa, tính chất dị thường hơn, cả về cường độ và quỹ đạo. Điều đáng lưu ý là El Nino thường gây thâm hụt lượng mưa ở đa phần diện tích cả nước với mức phổ biến từ 25 đến 50%.

Ảnh minh họa 

Vì thế, nguy cơ cao xảy ra khô hạn cục bộ, hoặc diện rộng ở những nơi có nhu cầu dùng nước nhiều cho sản xuất và sinh hoạt, trong các tháng mùa khô năm 2023. Với xu hướng trên, các địa phương, đặc biệt là người dân cần đề phòng tình trạng ít mưa dẫn đến tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước trong những tháng đầu năm 2024 trên phạm vi toàn quốc. Ví dụ dễ hình dung nhất về tác động của El Nino, là hiện tượng này đã gây ra các đợt hạn mặn kỷ lục vào các năm 2015/2016 và 2019/2020.

 

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline