Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 23:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Hà Tĩnh: Xác định nguyên nhân khiến hàng chục hecta ngô chết bất thường

Thứ hai, 22/04/2024 16:04

TMO - Viện Bảo vệ thực vật đã có kết quả xác định nguyên nhân khiến hơn 66 hecta ngô tại huyện Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) bị chết bất thường vào thời gian qua.

Theo kết quả báo cáo của Viện Bảo vệ thực vật, sau khi tiếp nhận mẫu cây ngô từ cơ quan chức năng ở Hà Tĩnh, Viện Bảo vệ thực vật đã sử dụng phương pháp phân lập vi khuẩn từ vết bệnh, làm thuần và giải trình tự gen 16S ribosomal DNAs sử dụng cặp mồi chung 27F/1492R, kết quả ghi nhận sự có mặt của vi khuẩn Pantoea sp. Ngoài ra, trên mẫu lá ngô còn có sự xuất hiện của nấm gây bệnh đốm lá lớn (Helminthosporium turcicum) và nấm gây bệnh đốm lá nhỏ (Helminthosporium maydis). 

Tuy nhiên, để có đủ căn cứ kết luận vi khuẩn trên có phải là nguyên nhân gây hiện tượng cháy toàn bộ lá ngô hay không, cần tiến hành thêm một số hoạt động: Thu thập số lượng mẫu đủ lớn từ nhiều ruộng khác nhau trên địa bàn; tiến hành thí nghiệm lây nhiễm nhân tạo lên cây ngô con (cùng giống với mẫu giống nêu trên); tiến hành giải mã nhiều loại gen khác nhau để xác định đúng tên khoa học của vi khuẩn. 

Hơn 66ha ngô trên địa bàn huyện Hương Khê tỉnh Hà Tĩnh chết khô bất thường. Ảnh: TT. 

Liên quan đến giống ngô CP 511 bị chết khô bất thường, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cơ quan chuyên môn đã khuyến cáo người dân tiếp tục theo dõi để có các biện pháp phòng trừ kịp thời. Trong trường hợp giống ngô đó có khả năng kháng bệnh kém thì người dân cần cân nhắc khi lựa chọn để gieo trồng.

Trước đó, cuối tháng 3/2024 hàng chục héc ta ngô trồng ở huyện Hương Khê chuẩn bị đến ngày thu hoạch bất ngờ bị chết khô khiến người dân lo lắng. Cây ngô trồng bị chết tập trung chủ yếu trên giống ngô CP 511 tại 7 xã trên địa bàn huyện, với diện tích hơn 66ha thuộc các xã Hà Linh, Hương Xuân, Điền Mỹ, Hương Vĩnh, Phú Gia, Hương Đô, Hương Giang.

Ngành chuyên môn tỉnh Hà Tĩnh cũng nhận định hình thái thời tiết bất lợi, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn, sáng sớm có sương mù, từ đó tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển khiến cây khô héo và chết.

 

 

Bùi Tuấn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline