Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 09:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Hà Tĩnh: Phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa vụ Xuân

Thứ tư, 06/03/2024 16:03

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các địa phương phân công cán bộ bám sát thực tiễn sản xuất, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo diễn biến tình hình bệnh đạo ôn đối với lúa vụ Xuân trên địa bàn.  

Hiện nay, lúa vụ Xuân 2024 tại tỉnh Hà Tĩnh bước vào giai đoạn đẻ nhánh rộ, sinh trưởng phát triển tốt. Tuy nhiên, theo báo cáo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho thấy, bệnh đạo ôn đã và đang phát sinh gây hại trên các giống P6, Thái Xuyên 111, VNR20, NX30, ADI168..., tỷ lệ bệnh trung bình 3-5%, cục bộ 20-30%, diện tích nhiễm bệnh 15ha, nhiễm nặng 0,2ha, phân bố tại các huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Thạch Hà, thị xã Hồng Lĩnh, Hương Khê, Cẩm Xuyên.

Thời kỳ này cây lúa phát triển mạnh về thân lá, hàm lượng đạm tích lũy trong cây cao và trùng với giai đoạn cao điểm gây hại của bệnh đạo ôn lá là các yếu tố thuận lợi cho bệnh đạo ôn phát sinh gây hại và có nguy cơ lây lan trên diện rộng, gây cháy lụi cục bộ một số diện tích nếu không tiến hành phòng trừ kịp thời.

Ảnh minh họa. 

Để chủ động phòng trừ, hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, Sở NN&PTNT đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã chỉ đạo Phòng NN&PTNT/phòng kinh tế, Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi, UBND các xã, phường, thị trấn phân công cán bộ bám sát thực tiễn sản xuất, thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, dự tính dự báo diễn biến tình hình bệnh đạo ôn; chú trọng kiểm tra, rà soát trên các giống nhiễm, các vùng có nguy cơ nhiễm bệnh; chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời các biện pháp phòng trừ đến các hộ sản xuất, khuyến cáo sử dụng một trong các loại thuốc hóa học như: Beam 75WP, Kasoto 200SC, Angate 75WP, Flash 75WP, Kabim 30WP, Tricom 75WP... báo cáo diễn biến tình hình bệnh hại, kết quả phòng trừ về Sở NN&PTNT (qua Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh) vào thứ 4 hằng tuần.  

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thuốc bảo vệ thực vật, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật trên địa bàn; phát hiện, chấn chỉnh và xử lý kịp thời các tổ chức, cá nhân vi phạm; phối hợp với các đơn vị cung ứng thuốc tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ đến các địa phương và người sản xuất. Các địa phương cũng cần chỉ đạo các cơ quan truyền thông trên địa bàn, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cơ sở làm tốt công tác tuyên truyền, tăng cường thời lượng phát thanh về diễn biến tình hình, kỹ thuật phòng trừ bệnh đạo ôn.

Sở NN&PTNT giao Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phối hợp với các địa phương chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức phòng trừ kịp thời hiệu quả; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về thuốc BVTV, kiểm tra chặt chẽ điều kiện kinh doanh, quảng bá thuốc trên địa bàn; tổng hợp, báo cáo diễn biến tình hình bệnh và kết quả phòng trừ tại các địa phương về Sở NN&PTNT.

 

 

Đức Hoàng 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline