Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 07:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Hà Tĩnh: Ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh bùng phát sau lũ

Chủ nhật, 15/10/2023 19:10

TMO – Trong và sau mưa lũ, tại nhiều địa phương bị nước lũ cô lập vi khuẩn sinh vật từ rác thải, xác động vật hòa vào dòng nước, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, phát sinh các mầm bệnh truyền nhiễm.

Để chủ động phòng ngừa dịch bệnh trong mùa mưa lũ, người dân cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn của cơ quan y tế. Đối với cơ quan chức năng, cần đảm bảo trang thiết bị, thuốc men, hóa chất khử trùng nước, đặc biệt là chủ động giám sát, phát hiện sớm bệnh dịch để kịp thời huy động, bố trí lực lượng như đội cơ động phòng chống dịch xử lý kịp thời tại các vùng xảy ra ngập úng, lũ quét; cung cấp hóa chất và hướng dẫn cho từng hộ gia đình ở những vùng trọng điểm để xử lý môi trường và nguồn nước.

Công tác vệ sinh môi trường, chủ động xử lý làm sạch nguồn nước sinh hoạt cần được phổ biến và tuyên truyền rộng khắp đến từng hộ gia đình để mọi người nắm được và nghiêm túc thực hiện theo hướng dẫn ngành chuyên môn. Với các giải pháp quyết liệt, phù hợp với diễn biến thực tế, ngành Y tế Hà Tĩnh đã kiểm soát hiệu quả các loại dịch bệnh truyền nhiễm, không để bùng phát diện rộng.

Cán bộ y tế phun diệt khuẩn phòng dịch sốt xuất huyết.

Huyện Cẩm Xuyên là địa phương có một số xã vùng hạ du Kẻ Gỗ thường xuyên xảy ra lũ lụt, tiềm ẩn nguy cơ xuất hiện các dịch bệnh truyền nhiễm như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt rét, đau mắt đỏ... nên công tác phòng, chống dịch bệnh được địa phương hết sức chú trọng. Ngay từ đầu năm, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên đã tham mưu UBND huyện ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và triển khai tới toàn bộ các trạm y tế xã, thị trấn, các cơ quan, ban ngành trên địa bàn.

Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Cẩm Xuyên Trần Huy Nghĩa cho biết, để phòng, chống hiệu quả, không để dịch bệnh lây lan, bùng phát, đơn vị tập trung cao việc hướng dẫn chuyên môn cho các trạm y tế cơ sở. Duy trì tốt công tác giám sát và báo cáo tình hình dịch bệnh tại tất cả các tuyến qua hệ thống phần mềm giám sát các bệnh truyền nhiễm. Nhờ mạng lưới giám sát hoạt động hiệu quả nên phát hiện sớm được những trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc mới để quản lý, theo dõi, điều trị và triển khai kịp thời các biện pháp phòng, chống.

Theo thống kê, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh Hà Tĩnh đã ghi nhận 4 ca sốt rét, 61 ca mắc tay chân miệng, 136 ca mắc sốt xuất huyết, trong đó có 29 ca mắc tại địa phương, 107 ca xâm nhập từ các tỉnh khác. Hơn 25.000 ca đau mắt đỏ cùng một số dịch bệnh khác nhưng số lượng rải rác, không có trường hợp nặng do dịch bệnh. Có 12/13 huyện/thị xã/thành phố ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết.

Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh kiểm tra giám sát dịch bệnh.

Nhờ triển khai kịp thời công tác khoanh vùng, dập dịch khi phát hiện ca bệnh đầu tiên nên đến nay, toàn tỉnh mới chỉ xuất hiện 1 ổ dịch với 2 bệnh nhân tại huyện Hương Sơn), chưa ghi nhận trường hợp nào tử vong do sốt xuất huyết. Cảnh báo của ngành y tế, mặc dù Hà Tĩnh đang kiểm soát, khống chế hiệu quả các loại dịch bệnh, tuy nhiên, thời gian tới dịch bệnh truyền nhiễm vẫn tiếp tục diễn biến khó lường. Để công tác phòng, chống bệnh dịch trên địa bàn đạt hiệu quả cần sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng, chống dịch.

Theo lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh, đơn vị đang tiếp tục tăng cường năng lực hệ thống giám sát tại các tuyến, phát hiện sớm trường hợp mắc mới, ổ dịch mới trong cộng đồng. Thực hiện khoanh vùng ổ dịch và kịp thời triển khai các biện pháp chủ động ứng phó, không để các dịch bệnh bùng phát, hạn chế tỷ lệ mắc, tử vong do bệnh dịch. Đồng thời nâng cao năng lực xét nghiệm phát hiện sớm tác nhân gây bệnh. Chuẩn bị tốt các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, kỹ thuật, thuốc, hoá chất chuẩn bị đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch trên địa bàn.

Theo khuyến cáo của ngành y tế, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sống, duy trì lối sống lành mạnh... Khi thấy xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh, người dân cần liên hệ với cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và chăm sóc y tế phù hợp.

 

 

Xuân Bắc

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline