Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 01:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Hà Tĩnh: Nan giải trong vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt

Thứ ba, 05/12/2023 14:12

TMO - Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện nay, lượng rác thải phát sinh ngày càng nhiều với thành phần phức tạp, đang tạo ra áp lực cho môi trường. Công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó công nghệ xử lý một số nơi còn lạc hậu, vẫn còn công nghệ chôn lấp.

Xử lý rác thải còn nhiều tồn tại, hạn chế

Nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh vẫn chưa có khu xử lý rác thải hoặc có nhưng không đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải phát sinh trên địa bàn, theo đó vẫn còn nhiều điểm nóng về ô nhiễm môi trường do vứt rác bừa bãi tại các cầu cống, dọc các trục đường giao thông, ven sông, ven suối; đốt hoặc chôn lấp rác tại các điểm tập kết, trung chuyển…tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân. Đây cũng là một trong những vấn đề cấp bách đối với công tác quản lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh. 

Theo số liệu điều tra, khảo sát hiện trạng rác thải trên địa bàn Hà Tĩnh, năm 2022 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh cho thấy, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên địa bàn khoảng 718 tấn/ ngày. Điều đáng lo ngại là người dân vẫn chưa có thói quen phân loại rác sinh hoạt hằng ngày, chủ yếu được thu gom cùng với các loại chất thải rắn sinh hoạt sau đó chôn lấp hoặc đốt càng khiến việc xử lý rác thải thêm khó khăn.

Toàn bộ rác thải được thu gom chuyển đến bãi rác của huyện tại xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà xử lý bằng hình thức chôn lấp, dẫn đến tình trạng quá tải. 

Theo ghi nhận của PV tại bãi rác thải sinh hoạt thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc, huyện Lộc Hà. Đây là bãi rác duy nhất thu gom, xử lý rác cho tất cả 12 xã thị trấn trên địa bàn, do xử lý bằng hình thức tạm thời chôn lấp và tập kết lộ thiên, hiện nay lượng rác của cả huyện dồn về tồn đọng gây quá tải rất lớn bốc mùi hôi thối, nguy cơ ô nhiễm môi trường.

Theo ông Phan Tiến Dũng, Trưởng phòng TN&MT huyện Lộc Hà: Hiện nay trên địa bàn huyện chưa có nhà máy xử lý rác thải, toàn bộ rác sinh hoạt được các hợp tác xã vệ sinh môi trường các xã thu gom và vận chuyển lên khu xử lý tập trung của huyện tại xã Hồng Lộc. Theo số liệu khảo sát hiện trạng rác thải trên huyện Lộc Hà mỗi ngày là bình quân 45 tấn/ngày, dẫn đến bãi rác Hồng Lộc quá tải.

Ông Dũng cho biết thêm: Huyện đã chỉ đạo đơn vị quản lý và vận hành bãi rác thực hiện việc san ủi, lấp đất để tạo khoảng trống cho việc tiếp tục thu gom xử lý rác mới. Tuy nhiên, biện pháp này cũng chỉ đáp ứng một thời gian ngắn, còn về lâu dài, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có quyết định về chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác. 

Tại huyện Nghi Xuân hiện có hai điểm tập kết, xử lý rác ở xã Cương Gián và xã Xuân Thành. Riêng bãi tập kết, xử lý rác ở xã Xuân Thành bắt đầu hoạt động đến nay gần 10 năm với hình thức chôn lấp và tập kết lộ thiên. Đến năm 2017, vì lượng rác quá tải nên được đầu tư xây dựng thêm lò đốt. Tuy nhiên, lò đốt chỉ có công suất nhỏ không đáp ứng được nhu cầu xử lý với lượng rác thải ngày càng gia tăng. Dẫn đến lượng rác quá tải chất cao thành núi, về mùa mưa lũ nước thải tràn ra môi trường gấm xuống đất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Được biết, bãi rác ở xã Cương Gián phục vụ thu gom và xử lý rác cho 6 xã, bãi rác ở xã Xuân Thành thu gom và xử lý rác cho 11 xã, thị trấn. Hai cơ sở xử lý rác này có tổng công suất 1,7 tấn/giờ, tương đương với việc xử lý khoảng 35 tấn rác trên địa bàn toàn huyện trong một ngày. Hiện nay hai cơ sở này đang quá tải, tồn đọng với khối lượng rất lớn rác thải.

Rác quá tải đổ tràn ngập lối vào bãi rác Phượng Thành, huyện Đức Thọ. 

Tương tự diễn ra ở nhiều địa phương khác trên địa bàn huyện Đức Thọ. Chứng kiến những hình ảnh rác buộc phải đổ tràn ra đường, nhiều chỗ phân hủy bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Mặt khác, không có xe đưa đi xử lý nên cảnh tượng người dân đốt rác ngay bên lề đường không còn xa lạ.

Xử lý rác thải bằng giải pháp tạm thời…?

Hàng nghìn tấn rác bị ứ đọng tại bãi rác Phượng Thành, huyện Đức Thọ. 

Trước thực trạng vấn nạn rác thải tồn đọng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân, nhiều bãi rác được xử lý tạm thời bằng cách chôn lấp. Để giải quyết tình trạng trên, huyện Đức Thọ đã tổ chức vận chuyển rác đến nhà máy xử lý của Công ty Phú Hà ở huyện Kỳ Anh để xử lý nhưng đây cũng chỉ là nỗ lực tạm thời, không thể duy trì thường xuyên và lâu dài.

Lò đốt rác có tổng vốn đầu tư hàng tỷ đồng ở huyện Phúc Thọ, tuy nhiên sau thời gian vận hành, đến nay đã dừng hoạt động.

Theo tìm hiểu của phóng viên, giá hợp đồng xử lý rác thải hiện nay là 1,4 triệu đồng/ tấn. Trong khi mỗi ngày lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn huyện Đức Thọ từ 35 - 45 tấn, đồng nghĩa huyện phải chi ngân sách hàng chục triệu đồng mỗi ngày nếu muốn vận chuyển xử lý.

Thực tế cho thấy đây là giải pháp không khả thi về lâu dài, bởi lẽ đang tạo áp lực rất lớn và không thể duy trì thường xuyên do chi phí phát sinh quá lớn. Hệ quả, nhiều địa phương phải chấp nhận tình trạng rác thải ùn ứ, xử lý tại chổ bằng cách đốt khiến cho môi trường càng ô nhiễm, nỗi lo của người dân mỗi ngày lớn dần lên. Với giải pháp tạm thời là tiếp tục chôn lấp, xử lý mùi, giảm bớt ô nhiễm môi trường và chờ đầu tư xây dựng nhà máy, khu xử lý, phân loại rác để giảm áp lực lên môi trường.

 Nước bị ứ đọng lớn khiến bãi rác càng ô nhiễm trầm trọng hơn.

Ngoài ra, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định, chính sách về quản lý rác thải phù hợp với tình hình phát triển của tỉnh, với các quy định pháp luật hiện hành; tiến đến phân loại rác thải tại nguồn theo quy định Luật Bảo vệ môi trường; mở rộng mạng lưới, phạm vi thu gom rác.

 

Bài 2: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường

 

Xuân Bắc

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline