Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 20/04/2024 21:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ bảy, 20/04/2024

Hà Tĩnh: Dập tắt đám cháy rừng tại núi Động Nỏ

Thứ năm, 01/06/2023 09:06

TMO - Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) cho biết đơn vị đang phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng kiểm tra, thống kê thiệt hại do vụ cháy rừng vừa xảy ra trên địa bàn xã Hồng Lộc.

Theo chính quyền xã Hồng Lộc (huyện Lộc Hà), vào khoảng 12 giờ 30 ngày 31/5, người dân phát hiện đám cháy rừng bùng phát tại khu vực núi Động Nỏ (thôn Thượng Phú, xã Hồng Lộc).

Đám cháy được phát hiện bùng phát tại khu vực núi Động Nỏ, xã Hồng Lộc. 

Nhận được tin báo, chính quyền địa phương đã lập tức huy động hơn 150 người gồm cán bộ xã, các đoàn thể, người dân trên địa bàn và vùng phụ cận đến hiện trường để dập lửa, đồng thời báo cho các lực lượng chức năng để có sự hỗ trợ chữa cháy rừng.

Hàng trăm người được huy động đến hiện trường để dập đám cháy rừng. 

Theo ông Lê Viết Bình, Chủ tịch UBND xã Hồng Lộc, vị trí xảy ra cháy thuộc khu vực rừng trồng cây keo và vùng rừng cây bạch đàn tái sinh trải dài trên địa bàn các thôn Thượng Phú, Quan Nam, Trường An. Rừng này đã được giao cho người dân và cộng đồng quản lý.

Lực lượng kiểm lâm sử dụng thiết bị chuyên dụng để dập lửa. 

Công an huyện Lộc Hà, Bộ đội Biên phòng, Ban Chỉ huy quân sự huyện, Hạt Kiểm lâm huyện cùng các lực lượng hỗ trợ khác cũng điều động hàng trăm người và trang thiết bị, phương tiện đến hiện trường tham gia chữa cháy rừng.

Do khu vực xảy ra đám cháy có độ dốc, ở vị trí cao, địa hình đồi núi phức tạp, thực bì dày và có gió thổi mạnh trong thời tiết nắng nóng gay gắt nên công tác tiếp cận, dập lửa gặp nhiều khó khăn. Đến gần 17 giờ chiều cùng ngày, các lực lượng chức năng và người dân đã dập tắt được đám cháy rừng. Sau khi dập tắt được đám cháy, chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng công an và dân quân xã tiếp tục trực, canh gác để đề phòng tránh nguy cơ tàn lửa bùng phát trở lại.

Khoảng 17 giờ ngày 31/5 đám cháy mới được dập tắt, lực lượng chức năng hiện đang thống kê thiệt hại do vụ cháy rrừng 

Theo ông Nguyễn Xuân Mận, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Lộc Hà, quá trình triển khai chữa cháy được thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và đảm bảo an toàn về mọi mặt. Sau khi dập tắt được đám cháy, chính quyền địa phương đã bố trí lực lượng công an và dân quân xã tiếp tục trực, canh gác để đề phòng tránh nguy cơ tàn lửa bùng phát trở lại.

Tỉnh Hà Tĩnh hiện có gần 360.000 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó có khoảng 120.000 ha rừng (thông, keo, bạch đàn tái sinh) dễ cháy. Bước vào mùa nắng nóng, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh và các địa phương, đơn vị chủ rừng đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong nhân dân; tập trung tu sửa, nâng cấp, mua sắm các trang thiết bị phục vụ cho công tác phòng chống cháy.

Riêng đối với các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy, các đơn vị chủ rừng đã chủ động xây dựng sơ đồ, bản đồ để phục vụ cho công tác chỉ đạo, huy động lực lượng kịp thời khi có cháy rừng xảy ra. Trong thời kỳ cao điểm nắng nóng, ngành kiểm lâm và các đơn vị chủ rừng tiếp tục tăng cường trực gác, giám sát người ra vào rừng, phát hiện sớm các điểm phát lửa để kịp thời huy động lực lượng, phương tiện khống chế, dập tắt đám cháy không cho bùng phát ra diện rộng. 

 

 

Phan Ấn

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline