Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 23:09

Tin nóng

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Thứ năm, 19/09/2024

Hà Tĩnh: Các địa phương chủ động phương án ứng phó với mưa bão

Thứ tư, 18/09/2024 13:09

TMO - Hà Tĩnh được dự báo là địa bàn nằm trong vùng ảnh hưởng của áp thấp có thể mạnh lên thành bão. Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, nhiều địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn; người dân cũng gấp rút triển khai bảo vệ cây trồng, vật nuôi, chằng chống nhà cửa cẩn thận.

Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh đã có công điện chỉ đạo các địa phương triển khai ngay các phương án ứng phó. Theo đó, lực lượng xung kích phòng chống thiên tai tổ chức kiểm tra, rà soát những khu vực có nguy cơ cao xảy ra gió mạnh, sóng lớn, lũ quét, sạt lở đất, ngập lũ; tùy theo diễn biến thời tiết và mức độ ảnh hưởng, chủ động tổ chức sơ tán người, tài sản đến nơi an toàn. Đồng thời, phân công cán bộ theo dõi, triển khai lực lượng tổ chức rà soát các hộ dân, nắm số điện thoại chủ hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra gió mạnh, sóng lớn, ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu.

Cùng với đó, chuẩn bị phương án dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu để ứng phó với thời gian mưa lũ kéo dài. Chủ động triển khai phương án đảm bảo an toàn giao thông trên các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến đường đang thi công dang dở, đề phòng mưa lớn gây sạt lở, làm ách tắc giao thông; cử người trực và hướng dẫn giao thông tại các khu vực xung yếu, như: ngầm qua suối, đường bị ngập sâu. 

Tổ chức kiểm tra, rà soát và triển khai các phương án đảm bảo an toàn công trình đê điều, hồ đập, đặc biệt là các hồ chứa vừa và nhỏ đã xuống cấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Bảy Sào ở xã Kỳ Phong, Khe Còi ở xã Kỳ Xuân, Khe Chanh ở xã Kỳ Đồng, đập chữ A ở xã Kỳ Phú...; các tuyến đê sông. Các địa phương ven biển như: Kỳ Xuân, Kỳ Phú, Kỳ Khang kêu gọi tàu thuyền ở xa vào nơi trú ẩn an toàn, thường xuyên giữ thông tin liên lạc, nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Thống kê mới nhất cho thấy, đến sáng nay (18/9), có 624/624 tàu thuyền lớn nhỏ trên địa bàn toàn huyện đã được kêu gọi về nơi trú ẩn an toàn.

Các địa phương đã kêu gọi toàn bộ tàu thuyền vào nơi tránh trú an toàn.

Trong cơn bão số 3 (bão Yagi) xảy ra gần 2 tuần trước, tại nhiều “thủ phủ” trồng đào, quất ở miền Bắc như: Nhật Tân, Tứ Liên… bị thiệt hại nặng nề. Để chủ động ứng phó với tình hình mưa bão trong thời gian tới, các hộ dân trồng đào, mai tại huyện Kỳ Anh và TX.Kỳ Anh, cùng các địa bàn trên toàn tỉnh đang gấp rút triển khai các giải pháp chằng chống, cắt tỉa cành nhằm giảm thiểu thấp nhất thiệt hại. 

Người trồng mai, đào trên địa bàn tỉnh chủ động chằng chống, cắt tỉa cành gọn gàng để tránh thiệt hại nếu như bão số 4 ảnh hưởng. Ảnh: VB. 

Trước dự báo mưa lớn, các địa phương ở Hà Tĩnh cũng đã chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sụt lở đất, lũ ống, lũ quét để chủ động sơ tán, di dời dân nếu diễn biến thời tiết phức tạp. 

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Hương Sơn Trần Quang Hòa cho hay: Qua rà soát, trên địa bàn huyện hiện có 474 hộ với 1.607 nhân khẩu nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở đất; 296 hộ với 997 nhân khẩu trong vùng nguy cơ lũ quét. Các xã có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, sạt lở ven sông, lũ quét tập trung ở Sơn Châu, Sơn Tiến, Sơn Ninh, Sơn Bình, Sơn Trà, Sơn Trung, Sơn Trường, Quang Diệm, Sơn Lâm, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2, Sơn Hàm, Sơn Hồng, thị trấn Phố Châu…

Để chủ động phòng ngừa, ứng phó với mưa lũ, ngay khi bước vào mùa mưa bão, huyện Hương Sơn đã lên các “kịch bản” cho công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN), nhất là việc chủ động rà soát các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng di dời dân tới nơi an toàn.

Các địa phương rà soát, kiểm tra các địa điểm dễ xảy ra sạt lở để kịp thời sơ tán, di dời dân ra khỏi vùng nguy hiểm. Ảnh: VĐ. 

Đến nay, tất cả các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét đều đã được rà soát. Địa phương đã nắm bắt số lượng, lấy số điện thoại, bố trí khu vực sơ tán, phương tiện di chuyển. Cán bộ các thôn, xã/thị trấn sẽ yêu cầu người dân di dời ngay khi có tình huống phức tạp về thời tiết.

Tại huyện Thạch Hà, các hộ dân sinh sống dưới chân núi Nam Giới ở thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn cũng thấp thỏm lo âu khi có dự báo mưa lớn diện rộng trong vài ngày tới. Sự lo lắng này xuất phát từ việc sạt lở vào mùa mưa lũ cách đây 4 năm khiến hàng chục nghìn khối đất đá tràn từ trên núi xuống nhà, vườn, khu chăn nuôi của các hộ dân. Theo ghi nhận, ngay khu vực các hộ dân thôn Tân Phong, xã Đỉnh Bàn xây dựng nhà cửa, có khe nước từ núi Nam Giới đổ xuống. Trường hợp mưa lớn kéo dài, nguy cơ cao xảy ra sạt lở, sụt trượt đất đá, ảnh hưởng tới tài sản, tính mạng người dân.

Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Hà - Nguyễn Văn Sáu cho hay: Địa phương đã từng tính tới phương án di dời các hộ dân sinh sống dưới chân núi Nam Giới tới nơi ở mới, song, vì nhiều lý do, đến nay, việc di dời vẫn chưa thể thực hiện được. Trước dự báo Hà Tĩnh có mưa lớn, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, đoàn công tác của huyện đã xuống kiểm tra, chỉ đạo xã Đỉnh Bàn chủ động phương án để di dời các hộ dân sinh sống dưới chân núi, vùng nguy cơ sạt lở cao tại thôn Tân Phong về nơi tránh trú an toàn.

Các địa phương huy động lực lượng, máy móc khơi thông các kênh tiêu, cống tiêu nước; chặt cây cao gần nhà, đường dây điện, trụ sở cơ quan, trường học, các tuyến đường giao thông, hạn chế gãy đổ gây thiệt hại trong mưa bão.  

Mùa mưa lũ những năm gần đây, trên địa bàn Hà Tĩnh xảy ra khá nhiều vụ sạt lở đất, ảnh hưởng tới các tuyến giao thông, nhà dân. Ông Trần Đức Thịnh - Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Qua rà soát của các địa phương, trên địa bàn tỉnh hiện có 1.122 hộ dân với 3.920 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra lũ quét và 1.254 hộ với 4.366 nhân khẩu nằm trong vùng nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, sạt lở ven sông. Các địa phương có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét như xã Sơn Hồng, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2 (huyện Hương Sơn); xã Lâm Hợp, Kỳ Thượng, Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh), xã Hương Liên, Hương Lâm (huyện Hương Khê), xã Hương Quang (Vũ Quang), xã Đỉnh Bàn (huyện Thạch Hà), xã Xuân Lam (huyện Nghi Xuân)...

Trước dự báo mưa lớn gây ngập lụt, nguy cơ lũ, lũ quét, sạt lở đất, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đã ban hành công điện yêu cầu các địa phương, đơn vị tập trung triển khai một số nhiệm vụ ứng phó, trong đó, tiến hành kiểm tra, rà soát ngay các vị trí có nguy cơ cao về lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt sâu để kịp thời thông báo cho người dân chủ động, phòng tránh có hiệu quả. Đồng thời, tổ chức rà soát các hộ dân, số điện thoại chủ hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra ngập lũ, lũ quét, sạt lở đất để sẵn sàng liên lạc, ứng cứu nếu có thiên tai xảy ra...

Các địa phương huy động lực lượng, máy móc khơi thông các kênh tiêu, cống tiêu nước; chặt cây cao gần nhà, đường dây điện, trụ sở cơ quan, trường học, các tuyến đường giao thông, hạn chế gãy đổ gây thiệt hại trong mưa bão. Hướng dẫn người dân triển khai phương án bảo vệ sản xuất nông nghiệp, các diện tích nuôi trồng thủy sản. Tăng cường thời lượng thông tin kịp thời về diễn biến, hướng di chuyển của bão để người dân nắm chắc và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống. Sẵn sàng lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, thực hiện cứu hộ, cứu nạn đảm bảo an toàn cho Nhân dân trong các tình huống mưa, lũ lớn xảy ra.

Các địa phương chủ động vận hành, điều tiết xả nước trên hệ thống các sông qua các cống điều tiết để hạn chế ngập úng, tiêu thoát kịp thời. Kiểm tra, rà soát, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn hệ thống đê điều, hồ đập trên địa bàn. Đối với các xã vùng hạ du Kẻ Gỗ, có nguy cơ ngập lụt cao cần tổ chức rà soát, xác định vùng thường xuyên bị ảnh hưởng lũ lụt, chỉ đạo người dân, đơn vị đóng trên địa bàn chủ động kê cao các vật dụng, phương tiện, lương thực...

Hiện tại, trận lốc xoáy xảy ra khoảng 1h sáng nay (18/9) đã làm một số nhà dân ở thôn Nam Sơn, xã Thịnh Lộc, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) bị tốc mái và hư hỏng một số công trình phụ trợ. Ông Nguyễn Khắc Phong – Bí thư Đảng ủy xã Thịnh Lộc (Lộc Hà) cho biết: Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, vào khoảng 1h sáng 18/9, trên địa bàn thôn Nam Sơn xảy ra lốc xoáy. Tuy không gây thiệt hại về người nhưng trận lốc xoáy này đã làm tốc mái 2 nhà ở, hư hỏng hơn 10 mái che và công trình phụ lợp bằng tấm fibro xi măng. Ngoài ra, lốc xoáy còn xô đổ nhiều cây cối, hư hỏng một số vật dụng... 

 Lốc xoáy vào rạng sáng ngày 18/9 xảy ra tại huyện Lộc Hà đã làm hư hỏng hơn 10 mái che và công trình phụ lợp bằng tấm fibro xi măng. Ngoài ra, lốc xoáy còn xô đổ nhiều cây cối, hư hỏng một số vật dụng...  

Ngay sau khi nhận được thông tin về ảnh hưởng thiên tai, lãnh đạo huyện Lộc Hà và cấp ủy, chính quyền địa phương đã xuống kiểm tra hiện trường, đánh giá tình hình thiệt hại, động viên Nhân dân khắc phục hậu quả và huy động thêm lực lượng tại chỗ để hỗ trợ các gia đình sửa chữa lại các công trình bị hư hại, dọn dẹp vệ sinh môi trường.

Qua kiểm tra hiện trường lốc xoáy, Chủ tịch UBND huyện Lộc Hà Nguyễn Việt Hùng cũng đã chỉ đạo xã Thịnh Lộc, nhất là các thôn ven biển không được chủ quan, lơ là trước thiên tai; chủ động phòng chống lốc xoáy, triều cường và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác. Khi xảy ra sự cố cần thông tin, báo cáo kịp thời để có phương án khắc phục, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. 

 

 

Mỹ Hà

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline