Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 17:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Hà Nội: Tập trung kiểm soát, xử lý ô nhiễm sông Cầu Bây

Thứ tư, 27/03/2024 16:03

TMO - Thành phố Hà Nội kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không có biện pháp xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra sông Cầu Bây. 

Tại Kế hoạch về kiểm soát, xử lý ô nhiễm nước sông Cầu Bây trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2030, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng các công trình thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt nhằm đảm bảo nước thải được thu gom, xử lý, đáp ứng quy chuẩn môi trường. Trong đó, cần ưu tiên đầu tư các hệ thống quan trắc nước thải tự động đối với các nguồn nước thải có lưu lượng xả thải lớn theo quy định.

Việc đầu tư các hệ thống quan trắc nước thải tự động đối với các nguồn nước thải có lưu lượng xả thải lớn vào sông Cầu Bây là một trong những nhiệm vụ quan trọng. 

Thành phố kiên quyết không cấp phép đầu tư, cấp phép môi trường, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án, cơ sở không đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, đặc biệt là các dự án, cơ sở không có biện pháp, công trình xử lý nước thải đảm bảo xử lý nước thải đạt quy chuẩn Việt Nam trước khi xả ra sông Cầu Bây. Thành phố sẽ điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước nội tỉnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, ưu tiên thực hiện điều tra, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông Cầu Bây. 

UBND thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Đồng thời, phòng, chống tội phạm về môi trường và xử lý vi phạm về môi trường đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động xả nước thải vào sông Cầu Bây. Trong đó, cần xử lý nghiêm những hành vi vi phạm và áp dụng triệt để các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm.

Sông Cầu Bây chảy qua địa phận huyện Long Biên và Gia Lâm (thành phố Hà Nội), đổ vào hệ thống sông Bắc Hưng Hải tại cống Xuân Thụy với chiều dài khoảng 13,9km. Sông Cầu Bây có nhiệm vụ quan trọng trong việc cấp nước sản xuất nông nghiệp và tiêu úng. Tuy nhiên, những năm qua nguồn nước tại khu vực này tiếp tục ô nhiễm nghiêm trọng.  

 

 

Phương Thảo

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline