Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Hà Nội tăng cường giám sát, xử lý các ổ dịch xuất huyết

Thứ hai, 26/08/2024 14:08

TMO - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội thông tin, trong tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, thêm 17 ổ dịch. Thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nhiều là điều kiện thuận lợi phát sinh muỗi truyền bệnh.

Cụ thể, từ ngày 16/8 đến 23/8, trên địa bàn thành phố ghi nhận 234 ca mắc sốt xuất huyết, phân bố tại 28 quận, huyện (giảm 40 trường hợp so với tuần trước đó). Trong đó, các quận, huyện ghi nhận nhiều ca mắc như: Đan Phượng có 63 ca; Thanh Oai có 22 ca; Phúc Thọ và Hà Đông - mỗi nơi 15 ca. Ngoài ra, các xã, phường ghi nhận nhiều ca mắc là xã Phương Đình (huyện Đan Phượng) có 29 ca; xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng) 7 ca; xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai) 7 ca; phường Dương Nội (quận Hà Đông) 6 ca mắc. Từ đầu năm 2024 đến nay, số ca mắc sốt xuất huyết của toàn thành phố là 2.284 ca, giảm 59% so với cùng kỳ năm 2023.

Mặc dù, số ca mắc sốt xuất huyết ghi nhận trên địa bàn thành phố giảm nhẹ so với tuần trước đó nhưng số ổ dịch lại gia tăng. Trong tuần qua, thành phố ghi nhận 17 ổ dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện: Đan Phượng, Phúc Thọ, Hoàn Kiếm, Thanh Oai, Ba Vì, Chương Mỹ, Đống Đa, Đông Anh, Thạch Thất và Thường Tín (tăng 2 ổ dịch so với tuần trước đó). Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 104 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 34 ổ dịch đang hoạt động.

Theo đánh giá của CDC Hà Nội, với điều kiện thời tiết nắng nóng kèm theo mưa nhiều như hiện nay dễ phát sinh muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết nếu như không triển khai triệt để các biện pháp vệ sinh môi trường diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi. CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch đang hoạt động. Qua đó, ghi nhận ổ bọ gậy tại nhiều dụng cụ như: Bể hở, lốp xe phế liệu, chậu cảnh, xô, chậu, chum, vại…  

Nhân viên y tế hướng dẫn người dân diệt loăng quăng, bọ gậy. 

CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động, khu vực nguy cơ như tại xã Hồng Dương (huyện Thanh Oai), xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ), phường Dương Nội (quận Hà Đông), xã Tam Thuấn (huyện Phúc Thọ), phường Văn Chương (quận Đống Đa), xã Dũng Tiến (huyện Thường Tín), phường Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm), xã Liên Hồng (huyện Đan Phượng). Cùng với đó, Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi bảo đảm tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao.

Thời gian tới, Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã tập trung nguồn lực xử lý triệt để tại các khu vực ổ dịch; tổ chức phun hóa chất diệt muỗi đảm bảo tỷ lệ phun triệt để cao; triển khai vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy tại các khu vực nguy cơ có chỉ số côn trùng cao. Đồng thời, các đơn vị tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng và các cơ sở khám chữa bệnh được phân cấp nhằm nắm bắt tình hình dịch bệnh, điều tra, xử lý kịp thời ca bệnh, ổ dịch.

Ngành y tế cũng cần phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức giám sát phát hiện trẻ mắc bệnh, triển khai các hoạt động xử lý dịch, tổng vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại các trường học khi có bệnh nhân, ổ dịch. Song song với đó, các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành thú y để theo dõi sát tình hình dịch bệnh dại trên động vật, triển khai thực hiện các hoạt động liên ngành về phòng chống dịch bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Cùng với sốt xuất huyết, tuần qua, Hà Nội ghi nhận 27 trường hợp mắc tay chân miệng (giảm 14 trường hợp so với tuần trước đó). Cộng dồn từ đầu năm 2024 đến nay, toàn thành phố ghi nhận 1.845 trường hợp (tăng gần 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2023). Về ổ dịch, trong tuần không ghi nhận ổ dịch tay chân miệng. Từ đầu năm 2024 đến nay là 41 ổ dịch. Hiện còn 1 ổ dịch đang hoạt động tại xã Hải Bối (huyện Đông Anh) với 2 trường hợp mắc. Ngoài ra, trong tuần qua cũng không ghi nhận ca mắc bệnh ho gà, sởi, rubella, não mô cầu, viêm não Nhật Bản. ngành y tế sẽ tiếp tục thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động, khu vực nguy cơ. 

Các địa phương triển khai dọn dẹp môi trường, hạn chế nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên địa bàn. 

Trước đó, thực hiện Công điện số 840/CĐ-BYT của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Hè năm 2024, UBND TP yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ: Sở Y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, các ổ dịch tại cộng đồng và các cơ sở y tế; thực hiện cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng. Cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh; phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý dịch.

UBND TP yêu cầu các cơ sở y tế đảm bảo tổ chức tốt thu dung, cách ly, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong. Ngành y tế thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân, các biện pháp kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với ngành y tế hướng dẫn và tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh tại các cơ sở giáo dục, nhất là các trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ. Cơ sở giáo dục thực hiện tốt truyền thông học đường về phòng, chống dịch và tiêm vaccine phòng bệnh và công tác y tế trường học để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Chỉ đạo nhà trường phối hợp với cơ sở y tế tại địa phương tổ chức tốt các hoạt động phòng, chống dịch. Đặc biệt lưu ý công tác vệ sinh học đường phòng bệnh tay chân miệng và vệ sinh sinh môi trường phòng, chống sốt xuất huyết trong khuôn viên trường học.

Sở Thông tin và Truyền thông kịp thời tuyên truyền tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch, các biện pháp phòng, chống dịch và kịp thời đến các cơ sở y tế khi có các dấu hiệu của bệnh để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, UBND các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Ngoài ra, các địa phương chủ động rà soát các địa bàn, khu vực có nguy cơ bùng phát dịch để triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch từ sớm, từ xa, không để dịch bệnh bùng phát, lây lan. 

 

 

Minh Tân 

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline