Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 20/04/2025 21:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Chủ nhật, 20/04/2025

Hà Nội: Sẽ thu hồi nếu các dự án không triển khai

Thứ hai, 15/08/2022 11:08

TMO - Tổ công tác liên ngành của thành phố Hà Nội đã tổ chức làm việc với UBND các quận, huyện, thị xã để kiểm tra, rà soát, hậu kiểm và phân loại các dự án. Qua rà soát, toàn thành phố có hơn 700 dự án với hơn 5.000ha chậm triển khai.

Trong đó, đối với 135 dự án chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, sau Nghị quyết số 04/NQ-HĐND, ngày 8/4/2022, Sở tiếp tục báo cáo UBND TP chấm dứt hoạt động dự án theo quy định đối với 7 dự án. Tính lũy kế kết quả xử lý đến nay, có 68 dự án đã xử lý xong.

Với 67 dự án còn lại đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố đang tiếp tục đẩy nhanh tiến độ kiểm tra, rà soát, đề xuất xử lý, trong đó, 14 dự án đã báo cáo đề xuất xử lý theo quy định của pháp luật; 11 dự án mới có văn bản chấp thuận cho nhà đầu tư nghiên cứu lập dự án, văn bản lựa chọn chủ đầu tư nhưng chưa có dự án được chấp thuận; 42 dự án còn lại đang tiếp tục rà soát, phân loại để báo cáo đề xuất.

(Ảnh minh hoạ)

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, đối với 404 dự án đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đến nay, đã xử lý xong 213 dự án. Trong đó, có 105 dự án với tổng diện tích 299ha đất, sau thanh tra kiểm tra Chủ đầu tư đã chủ động khắc phục các tồn tại đề nghị đưa ra khỏi danh sách các dự án chậm triển khai; 37 Dự án với tổng diện tích 1.878ha đất, kiến nghị trình UBND TP thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động dự án. Đối với 191 dự án còn lại, Tổ công tác liên ngành Thành phố đã tổ chức làm việc trực tiếp với từng quận, huyện, thị xã để phân loại thành 9 nhóm dự án và phân công các sở, ngành và các quận, huyện, thị xã khẩn trương thực hiện.

Trong buổi họp Ban Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư, tập trung xử lý đối với các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai trên địa bàn thành phố Hà Nội mới đây, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Trọng Đông cho biết, trên địa bàn thành phố hiện có hơn 700 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai với diện tích hơn 5.000 ha nằm tại các địa bàn quận, huyện. Việc xử lý các dự án này đã được HĐND thành phố giám sát qua nhiều nhiệm kỳ. Quá trình xử lý về cơ bản tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc để các dự án đi vào hoạt động, giải phóng nguồn lực về tài chính, đất đai, tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương. Với các dự án chủ đầu tư cố tình không triển khai, sẽ phải xử lý, thu hồi.

Cũng trong cuộc họp này, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu cần có cơ chế của Ban chỉ đạo nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, từ đó các đơn vị cần đóng góp ý kiến cụ thể về quy chế làm việc để thành phố sớm ban hành. Việc phân vai cụ thể trong công tác quản lý, theo đó giao Sở Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị đầu mối khi dự án đã được Nhà nước giao đất và Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì đối với dự án chưa được Nhà nước giao đất.

 

 

Khánh Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline