Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 10/05/2025 21:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ bảy, 10/05/2025

Hà Nội sẵn sàng vận hành các trạm bơm tiêu thoát nước, tránh ngập úng

Thứ tư, 11/09/2024 11:09

TMO - Thành phố Hà Nội sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/giờ cho các kịch bản mưa; đồng thời, chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống. 

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mực nước lúc 7h ngày 11/9 trên sông Hồng tại Hà Nội là 10,86m, trên báo động 2 là 0,36m. Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội có khả năng đạt đỉnh vào trưa ngày 11/9, trên mức BĐ2 và dưới BĐ3. Cảnh báo trong 12 đến 24 giờ tới, mực nước các trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng - Thái Bình lên mức BĐ3 và trên BĐ3. Lũ trên các sông lên cao sẽ gây ngập lụt, sạt lở đất ở vùng ven sông, các bãi nổi, uy hiếp các tuyến đê thuộc quận, huyện Long Biên, Gia Lâm, Đan Phượng, Phúc Thọ, Thanh Oai, Ứng Hòa, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn… 

Trước tình hình nước sông Hồng dâng cao, gây nguy cơ ngập lụt, Hà Nội chuẩn bị sẵn sàng vận hành 324 trạm bơm với công suất khoảng 4.000.000m3/giờ cho các kịch bản mưa. Đồng thời, tiển khai các biện pháp hạ thấp mực nước để đảm bảo phòng lũ cho 89 hồ chứa thủy lợi; chủ động vận hành trạm bơm tiêu nước đệm trên toàn hệ thống. 

Đối với hệ thống tiêu thoát nước khu vực đô thị, thành phố Hà Nội đã thực hiện đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch đối với khu vực nội thành thuộc lưu vực sông Tô Lịch với diện tích 77,5km2 có thể giải quyết được tình trạng úng ngập cho những trận mưa có cường độ mưa theo thiết kế 300mm/2ngày đối với toàn bộ hệ thống, 70mm/h đối với hệ thống cống.

Cùng với đó, các công ty Thủy lợi tăng cường triển khai vận hành các trạm bơm tiêu phòng, chống úng, ngập ngoại thành, hiện đang vận hành 203 trạm bơm tiêu với 776 máy bơm, tổng lượng bơm tiêu khoảng 1.349.580 m3/giờ. Đồng thời, huy động lực lượng khơi thông, tua vớt rác, bơm hút nước giải toả các điểm úng ngập cục bộ trong nội thành với khoảng 2416 người; 323 phương tiện; 139 thiết bị bơm hút chống ngập.

Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Đáy vận hành trạm bơm tiêu thoát nước chống ngập úng. 

Lãnh đạo UBND thành phố cho biết, hiện nay, các hệ thống thủy điện đang tăng cường xả lũ, nguồn nước về hạ lưu lớn, diễn biến lũ trên sông Hồng và các sông khác rất phức tạp. Tại Hà Nội, một số địa phương đã có thông tin về hiện tượng tràn hệ thống đê bao cấp 2, nguy cơ ngập lụt.

Nhấn mạnh nguy cơ mất an toàn lớn từ mực nước sông lên cao, lãnh đạo UBND thành phố đề nghị các sở ngành, quận, huyện, thị xã tuyệt đối không chủ quan, ứng phó mưa lũ theo tinh thần từ sớm từ xa và sẵn sàng các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”. Các địa phương tiếp tục tổ chức ứng trực, nắm bắt tình hình xả lũ để thông tin kịp thời đến người dân tại các địa phương ven sông biết, chủ động phòng tránh.

Duy trì cơ chế thông tin, liên lạc và các điều kiện ứng phó với mưa lũ trên các sông. Các địa phương kiểm soát chặt chẽ các điểm dân cư ven các tuyến sông, khu vực bãi giữa. Lên phương án và biện pháp để kiên quyết di dời, tuyệt đối không để thiệt hại về người. Đồng thời, phân công nhiệm vụ các cấp hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, rà soát hệ thống đê điều, kè, cống, trạm bơm, các công trình phòng chống lũ bảo đảm vận hành an toàn, hiệu quả. Kiểm tra, đánh giá hiện trạng, khả năng chịu lực của hệ thống đê điều, kè; sửa chữa, gia cố ngay các vị trí xung yếu, hư hỏng. Chuẩn bị sẵn sàng vật tư, thiết bị, nhân lực để xử lý sự cố đê điều, kè; kiện toàn các đội xung kích kiểm tra đê điều, sẵn sàng ứng phó với các sự cố có thể xảy ra, bảo đảm an toàn đê điều, hồ, đập, các công trình thủy lợi.../. 

 

 

Lê An 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline