Hotline: 0941068156

Thứ năm, 03/07/2025 08:07

Tin nóng

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Thứ năm, 03/07/2025

Hà Nội: Bảo đảm an toàn công trình phòng, chống thiên tai

Thứ sáu, 24/12/2021 20:12

TMO - Trên các tuyến đê, sông đi qua địa phận Hà Nội liên tiếp xảy ra các sự cố sạt lở. Để bảo đảm an toàn công trình phòng, chống thiên tai, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó, chú trọng công tác tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng hộ đê cho lực lượng phòng, chống thiên tai.

(Ảnh minh họa)

Tính riêng năm 2021, trên các tuyến đê đã xảy ra 35 sự cố; trong đó có nhiều sự cố nghiêm trọng uy hiếp đến an toàn đê. Đơn cử như trên đê hữu Đáy, đoạn xã Đồng Quang (huyện Quốc Oai) xảy ra sự cố sạt lở mặt đê, mái đê dài khoảng 120m, chiều rộng khoảng 0,2m, chênh cao khoảng 0,5m. Trên tuyến đê tả Đáy, đoạn thuộc địa phận các xã: Sơn Công, Đội Bình (huyện Ứng Hòa), Song Phượng (huyện Đan Phượng)... xuất hiện điểm sạt làm hư hỏng mặt đê, mái thượng lưu và hạ lưu đê...

Theo trưởng phòng Quản lý đê điều (Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội), nguyên nhân dẫn đến các sự cố là do hệ thống đê sông - chủ yếu là công trình đất, được xây dựng và hình thành từ nhiều thế kỷ, qua nhiều thế hệ. Trải qua các trận mưa lớn, đê đã nhiều lần được áp trúc, tôn cao, mở rộng. Tuy nhiên, do được bồi trúc qua nhiều giai đoạn, bằng nhiều loại đất khác nhau và được đắp chủ yếu bằng thủ công, công cụ thô sơ và nền đê không được xử lý nên khi gặp tác động của dòng chảy, mưa kéo dài, mực nước lên cao... hệ thống đê xảy ra sự cố. Mặt khác, nhiều tuyến đê đi qua địa phận Hà Nội hiện chưa bảo đảm yêu cầu theo tiêu chuẩn thiết kế đê, như mái dốc, đê mảnh, thấp, nhiều đầm ao ven đê chưa được lấp... nên tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra sự cố khi có mưa lũ.

Để bảo đảm an toàn công trình phòng, chống lũ, thời gian tới, Chi cục Phòng, chống thiên tai Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều và các văn bản chỉ đạo của các cấp… thông qua hệ thống phát thanh, truyền hình, báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời, tăng cường công tác phối hợp với các cấp, ngành, địa phương mở các đợt tập huấn nâng cao kỹ năng phát hiện, xử lý các sự cố đê cho lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp cơ sở.

 

 

Thảo Phương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline