Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 04:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Hà Nam: Đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững

Thứ hai, 14/04/2025 06:04

TMO - Hoạt động chăn nuôi tại các gia trại, trang trại thường phát sinh lượng lớn chất thải rắn, nước thải và khí thải, nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm đất, nước, không khí, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và hệ sinh thái. Trước thực tế đó, những năm qua tỉnh Hà Nam đã chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi, hướng tới phát triển bền vững, lâu dài.

Bên cạnh sự quan tâm phát triển kinh tế - xã hội, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Nam còn chú trọng công tác bảo vệ môi trường để thực hiện phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, chuyển đổi xanh và bền vững. Toàn tỉnh Hà Nam hiện có khoảng 750 trang trại chăn nuôi lợn, trong đó có 14 trang trại chăn nuôi quy mô hơn 1.500 con lợn thịt được phê duyệt hồ sơ môi trường.

Các trang trại này nằm ở khu chăn nuôi tập trung và có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm quy định. Đáng chú ý, một số trang trại lớn trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã được các chủ cơ sở đầu tư hệ thống máy ép phân, hệ thống hầm biogas, hệ thống xử lý nước thải công nghệ vi sinh.

Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành chức năng hầu hết các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đều có quy mô vừa và nhỏ hình thành trước năm 2020, tất cả đều nằm xen trong khu dân cư. Mặc dù, các trang trại này đều đã xây dựng hầm biogas, hồ sinh học, sử dụng đệm lót sinh học nhưng thực tế mật độ chăn nuôi lớn, thể tích chưa đạt yêu cầu.

Vì vậy vẫn xảy ra tình trạng chất thải không được xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường. Trước tình trạng chất thải từ chăn nuôi lợn của các trang trại gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân trong khu vực, thời gian qua các cấp, ngành ở tỉnh ta đã phối hợp với cơ sở chăn nuôi thực hiện nhiều giải pháp khắc phục.

Cụ thể tiến hành rà soát số hộ, trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn quản lý và phân loại theo quy mô chuồng trại để yêu cầu chủ hộ, doanh nghiệp có biện pháp xử lý chất thải, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường; thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, kiểm tra định kỳ, đột xuất nhằm ngăn chặn, xử lý kịp thời những trang trại gây ô nhiễm môi trường; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn quy trình, công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi mới, biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Các biện pháp chăn nuôi an toàn được người dân Hà Nam đẩy mạnh thực hiện. 

Bên cạnh đó, các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo UBND các xã, thị trấn tổ chức ra quân khơi thông cống rãnh và triển khai ký cam kết với hộ chăn nuôi không xả chất thải, nước thải, vứt xác động vật chết ra môi trường; thu gom xử lý chất thải trong chăn nuôi và chôn lấp xác động vật chết bảo đảm môi trường; tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đối với những trang trại chăn nuôi lợn gây ô nhiễm môi trường theo đúng thẩm quyền và quy định.

Điển hình như, ở các xã Bồ Đề, Đồng Du (Bình Lục)... đã áp dụng mức xử phạt từ 700 nghìn – 2 triệu đồng/trang trại. Nhờ đó hầu hết các chủ trang trại đều đã thực hiện kịp thời những biện pháp bảo vệ môi trường. Lãnh đạo UBND xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm cho biết, trước tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh BH23 do chất thải chăn nuôi lợn ở vùng giáp ranh hai huyện Thanh Liêm và Bình Lục, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã có văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn và yêu cầu các huyện tiến hành rà soát, kiểm tra việc thu gom chất thải của những cơ sở chăn nuôi lợn dọc kênh BH23.

Theo đó, tuyến kênh đã được tổ chức khơi thông, nạo vét; từ đó góp phần tăng khả năng lưu thông dòng chảy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đồng thời, kiên quyết xử lý các cơ sở chăn nuôi không đảm bảo quy định, kiến nghị cấp có thẩm quyền chấm dứt hoạt động của cơ sở chăn nuôi, điểm trung chuyển tự phát, không nằm trong quy hoạch. Đáng chú ý, ngành Nông nghiệp đã khuyến khích các trang trại xây dựng mô hình chăn nuôi tuần hoàn, tái sử dụng chất thải để sản xuất phân bón và hỗ trợ mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ.

Hiện nay, Sở Nông nghiệp và Môi trường tích cực phối hợp với các địa phương phổ biến sổ tay hướng dẫn thực hiện biện pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành tháng 10/2024. Đồng thời, tăng cường kiểm tra việc thực hiện các quy định về chăn nuôi, bảo vệ môi trường; đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đối với trang trại quy mô lớn khi có đề nghị của chủ cơ sở.

Bên cạnh đó tổ chức kiểm tra điều kiện về trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ (tần suất 3 năm một lần) theo quy định của Luật Chăn nuôi.  Trong quá trình kiểm tra kết hợp với hướng dẫn, phổ biến biện pháp xử lý môi trường, yêu cầu cơ sở bổ sung biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường do chăn nuôi và xử phạt hành chính những vi phạm theo quy định.

Sở Nông nghiệp và Môi trường còn tổ chức thẩm định, phê duyệt hồ sơ môi trường đối với trang trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn và phối hợp, hướng dẫn  chủ cơ sở có phương án thu gom, xử lý chất thải, nước thải phát sinh trước khi xả thải ra môi trường.

Chăn nuôi bền vững không chỉ là tăng năng suất mà còn phải đảm bảo môi trường sống trong lành, an toàn cho cộng đồng và hệ sinh thái. Đây là xu thế tất yếu, là trách nhiệm không chỉ của người chăn nuôi mà của cả hệ thống chính quyền và cộng đồng xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Năm 2025, tỉnh Hà Nam phấn đấu giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8.757 tỷ đồng, tăng 1,9% so với năm 2024, sản lượng thịt hơi xuất chuồng các loại ước đạt 100.100 tấn, sản lượng thủy sản ước đạt 25.600 tấn. Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 15/9/2021 của Tỉnh ủy về đầy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bên vững, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hà Nam giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Cùng với việc bảo vệ môi trường chăn nuôi, công tác đảm bảo an toàn dịch bệnh cũng được các cấp chính quyền Hà Nam chú trọng. 

​Bên cạnh đó, tỉnh Hà Nam đã triển khai nhiều kế hoạch và chính sách nhằm bảo vệ môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi, hướng tới phát triển bền vững và giảm thiểu ô nhiễm. Cụ thể, ngày 24/3/2023, UBND tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND, quy định về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Quy định này xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường, bao gồm cả lĩnh vực chăn nuôi.

Tại Quyết định số 19/2023/QĐ-UBND nhấn mạnh: Các cơ sở chăn nuôi gia súc tập trung phải có hệ thống thu gom, xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, đường thoát nước thải từ chuồng nuôi đến công trình xử lý nước thải phải kín, đảm bảo dễ thoát nước; mạng lưới thoát nước thải và nước mưa phải tách riêng. Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý bằng các biện pháp phù hợp, đảm bảo vệ sinh môi trường.

Chất thải rắn phải được thu gom hàng ngày và xử lý đúng theo quy định hiện hành về môi trường và của thú y, tránh phát tán ra môi trường. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh. Các chất thải có các thành phần nguy hại từ quá trình vệ sinh chuồng trại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại.

Về định hướng trong thời gian tới, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Nam cho biết: Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh tiếp tục chuyển đổi phương thức chăn nuôi theo hướng trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp, theo vùng và quy hoạch. Cùng với đó, tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động chăn nuôi tới các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đồng thời giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan trong lĩnh vực này.

 

 

Bảo Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline