Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 20:11

Tin nóng

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Chủ nhật, 24/11/2024

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh: Cần kiểm soát chặt chẽ, không để sinh vật ngoại lai xâm nhập

Thứ tư, 17/08/2022 11:08

TMO - Với những thay đổi của môi trường, sinh vật ngoại lai có thể gây hại đến các loài bản địa như: cạnh tranh nguồn thức ăn, môi trường sống, làm suy giảm nguồn gen, phá hủy hoặc làm thoái hóa môi trường sống; truyền bệnh và ký sinh trùng,... gây tổn thất về các giá trị đa dạng sinh học, làm tổn thất không nhỏ về kinh tế, sức khỏe và làm giảm năng suất nông nghiệp. Trong đó, hải tượng long là loài cá không thân thiện, chúng có thể huỷ diệt các loài sinh vật khác.

Theo GS.TSKH Đặng Huy Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, tại khoản 18, 19 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 thì có thể hiểu: Sinh vật ngoại lai xâm hại là sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng, lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển. Để đưa vào danh mục các sinh vật ngoại lai xâm hại theo Luật thì cần phải có những nghiên cứu khoa học làm rõ sinh vật đó xâm hại môi trường và suy giảm đa dạng sinh học như thế nào? Làm triệt tiêu các sinh vật bản địa ra sao….? Từ đó mới có đủ căn cứ khoa học để quyết định đưa một loài vào danh sách theo quản lý của Luật Đa dạng sinh học, Luật Thủy sản, Luật Bảo vệ môi trường.

GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - Anh hùng đa dạng sinh học ASEAN.

Về loài cá hải tượng long, GS. Huỳnh cho rằng, đây là loài cá nước ngọt khổng lồ và lớn nhất thế giới đến từ lưu vực sông Amazon Nam Mỹ, với đặc tính sinh học khi trưởng thành Cá hải tượng long có kích thước có thể đạt chiều dài từ 2 – 5 mét, cân nặng 100-200kg và chuyên ăn các loài động vật như cá nhỏ, côn trùng, ếch nhái, cua... thì đây là loại sinh vật ngoại lai xâm hại. Ông cho rằng, phóng sinh là việc làm tốt, tuy nhiên việc tốt đó chỉ có ý nghĩa khi một con vật được chúng ta bỏ tiền ra mua về rồi chăm sóc cho khỏe mạnh và trả về môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, việc phóng sinh là sinh vật ngoại lai xâm hại đến môi trường sống của sinh vật bản địa thì sẽ không còn là việc tốt nữa.

Theo GS. Huỳnh, sinh vật ngoại lai khi được thả vào môi trường tự nhiên mới nó sẽ hoạt động rất mạnh do nó không phải sinh vật bản địa nên để sinh tồn được trong môi trường mới nó sẽ hủy diệt các loài sinh vật khác như: tảo, rong, cua, cá nhỏ… Do chuỗi tuần hoàn thức ăn có trong tự nhiên sẽ mất đi, điều này sẽ tác động và ảnh hưởng đến nhiều loài sinh vật khác có trong khu vực đó và đa dạng sinh học của vùng sông, hồ đó sẽ bị ảnh hưởng, hệ sinh thái sẽ bị suy giảm. Ông khuyến cáo, trước hết đối với người dân phải ngừng ngay lại hoạt động thả sinh vật ngoại lai ra môi trường. Các cơ quan truyền thông phải vào cuộc để tuyên truyền đến người dân hiểu tác hại của các loài sinh vật ngoại lai. Các cơ quan chính quyền phải vào cuộc và có biện pháp kiểm soát, quản lý, rõ ràng là loài không được kinh doanh nhưng chúng ta vẫn cho nhập khẩu vậy vấn đề này cần phải xem xét lại.

Việt Nam là nước có hệ sinh thái và đa dạng sinh học cao, chúng ta cần phải bảo vệ nghiêm ngặt, thập kỷ này (2020-2030), các tổ chức bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên quốc tế đã lên tiếng kêu gọi là Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái, do vậy các cơ quan quản lý, cơ quan chức năng ở Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ không để sinh vật ngoại lai xâm hại xâm nhập vào trong nước và làm suy giảm nguồn gen, suy giảm hệ sinh thái.

“Tôi khẳng định cá hải tượng long ở trên thế giới được coi là sinh vật hủy hoại môi trường. Theo tôi cần phải ngăn ngừa loài cá này không để xâm nhập vào môi trường của Việt Nam. Hiện trong Nghị định, Thông tư của chúng ta còn có một số thiếu sót, chúng ta chưa có thống kê được hết những sinh vật nào gây huy hiểm, công tác quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn hạn chế nên trong thời gian tới phải có nghiên cứu khoa học về loài cá này từ đó làm căn cứ khoa học để đưa vào danh mục cấm nhập khẩu, cấm thả ra môi trường”, ông nhấn mạnh.

Một nhóm người phóng sinh cá hải tượng long ra môi trường tự nhiên, dư luận cho rằng đây là hành động phản cảm.

Trước đó, vào chiều 14/8, mạng xã hội xuất hiện một clip ghi lại cảnh một nhóm người phóng sinh cá hải tượng long khổng lồ. Clip nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội và nhận được hàng triệu lượt xem. Rất nhiều người cho rằng, hành động thả cá hải tượng khổng lồ ra sông là hành vi phản cảm. Về việc này, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cá hải tượng long không thuộc doanh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam. Loài cá này có nguồn gốc từ Nam Mỹ và có thể dài tới 3m, nặng 200kg khi trưởng thành. Thức ăn chính của chúng là các loài tôm, cua, tép, cá...

Cá hải tượng long thuộc bộ cá rồng, đây là loài giới hạn mua bán quốc tế quy định tại phụ lục 2 Công ước quốc tế về buôn bán các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Công ước CITES II). Việc buôn bán những loài này giữa các quốc gia cần có giấy phép xuất khẩu do cơ quan quản lý CITES nước xuất khẩu cấp. Loài cá này mặc dù hiện chưa bị nguy cấp nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu không khai thác hợp lý. Cá cái sinh sản khi đạt 5 tuổi và chiều dài 170 cm. Một số tài liệu cho biết cá hải tượng có thể sống đến 60 năm, đạt đến chiều dài tối đa là 7 mét, cân nặng khoảng 500kg.

 

 

Phạm Yến

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline