Hotline: 0941068156

Thứ tư, 15/01/2025 06:01

Tin nóng

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 15/01/2025

Gỡ nút thắt cho ngành hàng chè xuất khẩu

Thứ bảy, 04/01/2025 06:01

TMO - Mặc dù có diện tích trồng chè lớn, sản lượng chè cao, tuy nhiên ngành hàng chè xuất khẩu của Việt Nam chưa thực sự đạt được những thành tựu như mong muốn. Để ngành chè Việt Nam thực sự bứt phá về chất lượng và sản lượng, cần có những giải pháp mang tính hệ thống về quản lý chất lượng.

Lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông), cho biết chè là một trong những giống cây nội địa, được phát triển thành cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam. Ngành chè thu hút lực lượng lao động lớn với hơn 6 triệu người từ 34 tỉnh thành. Việt Nam có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp cho ngành chè phát triển, với những thương hiệu chè nổi tiếng như: Shan tuyết (Hà Giang), Suối Giàng (Yên Bái), chè B’lao, Ô long Cầu Đất (Lâm Đồng)...

Tuy nhiên đến nay, chè vẫn chỉ là cây xoá đói giảm nghèo, chưa thực sự trở thành cây làm giàu như một số cây trồng khác (cà phê, sầu riêng, tiêu…). Vì vậy, việc phát triển cây chè là trách nhiệm, nghĩa vụ của ngành nông nghiệp, để ngành chè phát huy tương xứng với các điều kiện sẵn có của nó.

Theo phân vùng sản xuất, sản lượng chè tập trung chính tại hai vùng là vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với tỷ lệ lần lượt là 74,7% và 10,94%. Thống kê của Cục Trồng trọt cho thấy, diện tích chè cả nước năm 2023 đạt hơn 122.000ha, giảm khoảng 12.000ha so với năm 2015, tốc độ giảm bình quân 0,32%/năm.

Nguyên nhân do Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuyển đổi diện tích chè già cỗi, giống cũ, năng suất và chất lượng thấp sang cây trồng khác, đặc biệt chuyển đổi sang cây ăn quả tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Trái ngược với diện tích, năng suất chè tăng từ 85,9 tạ/ha lên 100,3 tạ/ha trong khoảng thời gian này, do thay đổi cơ cấu giống và kỹ thuật canh tác. Nhờ đó, cây chè vẫn ghi nhận sự tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu.

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, giá trị thành phẩm chè của Việt Nam vẫn thấp, chỉ bằng 70 - 75% so với sản phẩm cùng loại trên thị trường thế giới. Thời gian qua, Việt Nam xuất khẩu chè ở giá trung bình là 1,7 USD/kg trong khi giá trung bình của thế giới là 2,6 USD/kg.

 Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng giá chè xuất khẩu bình quân của nước ta còn thấp do phần lớn chè xuất khẩu là chè thô, chưa qua chế biến sâu, đóng gói đơn giản, thiếu nhãn mác, thương hiệu rõ ràng. Để thúc đẩy ngành hàng chè xuất khẩu đột phá hơn cần cải tiến công nghệ chế biến, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường quốc tế và tăng khả năng cạnh tranh.

Theo Lãnh đạo Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, nếu tiếp tục chế biến bằng các phương pháp cũ, thủ công, Việt Nam sẽ khó đáp ứng được yêu cầu của các thị trường cao cấp. Thêm vào đó, sản xuất chè hiện tại thiếu liên kết chặt chẽ giữa vùng nguyên liệu, nông dân và doanh nghiệp. Điều này dẫn đến chất lượng sản phẩm không đồng đều và khó đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế.

Công nghệ hiện đại cho phép giảm thiểu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và tăng cường kiểm soát chất lượng, giúp chè Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và các quy chuẩn quốc tế khác. Việc áp dụng công nghệ tự động hóa trong các giai đoạn chế biến, như sao chè, sấy khô và đóng gói, giúp đảm bảo nhiệt độ và thời gian xử lý chính xác, từ đó duy trì hương vị và chất lượng đồng đều.

Cần ứng dụng công nghệ hiện đại hơn trong chế biến chè để nâng cao giá trị chè xuất khẩu. (Ảnh minh hoạ). 

Bên cạnh đó, công nghệ chế biến sâu giúp tạo ra các sản phẩm chè túi lọc, chè hương vị và chè cao cấp như chè ô long, tăng giá trị xuất khẩu và nâng tầm thương hiệu chè Việt. Theo chia sẻ của một số doanh nghiệp sản xuất chế biến chè, hiện nay cần tập trung vào việc nâng cao giá trị gia tăng.

Đồng thời, đầu tư trang thiết bị, nâng cao công nghệ sản xuất túi lọc, đảm bảo công nghệ sản xuất chất lượng cao nhất. Đặc biệt là nói không với các chất BVTV không được phép. Song hành với đầu tư công nghệ. Đồng thời nên phát triển các sản phẩm như du lịch sinh thái tại các vùng trồng chè. Việt Nam có nhiều sản phẩm độc đáo như chè sen được ướp độc đáo và tinh tế, đủ khả năng đưa lên tầm quốc bảo với giá trị cao hơn, cần trang bị thiết bị chế biến tiên tiến để tự động hóa các công đoạn, từ thu hoạch, sao chè đến đóng gói.

Các nhà máy cần áp dụng công nghệ tích hợp như điều chỉnh nhiệt độ, thời gian và độ ẩm để tối ưu hóa quy trình sản xuất. Việc áp dụng công nghệ sinh học giúp chọn lọc và cải thiện giống chè, tăng hàm lượng polyphenol và axit amin, từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đây là bước đi cần thiết để cạnh tranh với các quốc gia xuất khẩu hàng đầu như Trung Quốc, Ấn Độ, và Sri Lanka. Ngoài ra, việc thiết lập mối liên kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp, tạo ra vùng nguyên liệu ổn định, đảm bảo chất lượng từ khâu sản xuất đến chế biến cũng rất quan trọng trong chuỗi tạo ra sản phẩm chè xuất khẩu. Áp dụng các quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật sẽ giúp chè Việt Nam tiếp cận các thị trường cao cấp như EU, Mỹ, và Nhật Bản.

Đầu tư vào dây chuyền công nghệ chế biến sâu giúp nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm chè. Công nghệ này bao gồm các quy trình như lên men, sấy khô, và đóng gói hiện đại, lá chè được xử lý nhiệt nhanh bằng cách hấp hoặc sao trên chảo nóng để vô hiệu hóa enzym, ngăn chặn quá trình oxy hóa. Hệ thống tự động hóa để kiểm soát chất lượng và tăng hiệu suất sản xuất giúp giảm thiểu sai sót và đảm bảo sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhất. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện như ISO 22000, HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm và chất lượng sản phẩm. Ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất, như sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hệ thống theo dõi và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Cải tiến công nghệ sản xuất là chìa khóa để chè Việt Nam nâng cao giá trị và chất lượng chè xuất khẩu. Việc đầu tư vào công nghệ hiện đại, kết hợp với xây dựng chuỗi giá trị bền vững sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng của chè. Trong giai đoạn hiện nay cần những phương pháp tiếp cận mới không chỉ là giống, tiến bộ kỹ thuật mà còn là cách quảng bá, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn phục vụ xuất khẩu. Đặc biệt, cần tích hợp đa giá trị về văn hóa, truyền thống, đẩy mạnh du lịch sinh thái gắn với vùng chè và xây dựng hình ảnh thương hiệu chè Việt Nam trên trường quốc tế.

 

Hồng Hạnh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline