Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 19:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Giữ lửa nghề truyền thống tại làng lụa Vạn Phúc

Thứ ba, 13/05/2025 15:05

TMO - Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống hơn 1.000 năm tuổi. Trong bối cảnh nhiều loại vải hiện đại ra đời, nhiều nghệ nhân và các hộ gia đình nơi đây vẫn nỗ lực bảo tồn kỹ thuật dệt thủ công và gìn giữ bản sắc văn hóa làng nghề.

Làng lụa Vạn Phúc được nhận xét là làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp và nổi tiếng trong và ngoài nước. Theo các cụ cao niên trong làng kể lại, thời phong kiến, lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục cho các đời vua nhà Nguyễn. Lụa Vạn Phúc đã trở thành một sản phẩm của văn hóa, biểu tượng của cái đẹp, của vùng đất Hà Đông và Thủ đô Hà Nội.

Cổng làng lụa Vạn Phúc.

Với lịch sử hơn 1.000 năm, làng nghề không chỉ nổi tiếng bởi những tấm lụa óng ả, mềm mại mà còn bởi vẻ đẹp cổ kính, dung dị và tinh thần bền bỉ của người dân trong việc giữ gìn, phát triển nghề tổ. Nét đặc sắc, độc đáo ấy có được là nhờ đôi bàn tay khéo léo của người dân làng với nghề dệt cửi.

Dưới đôi bàn tay khéo léo, những tấm lụa mềm mại ra đời.

Vẻ đẹp của làng nghề không chỉ nằm ở sản phẩm thủ công mà còn thể hiện trong từng chi tiết đời sống, nếp sinh hoạt của người dân nơi đây. Những ngôi nhà cổ bằng gạch đá, những sân phơi tơ truyền thống vẫn được gìn giữ, gợi nhớ về một thời hoàng kim khi lụa Vạn Phúc từng được chọn làm vật phẩm cung tiến triều đình.

Hiện nay, người Vạn Phúc dệt khoảng 70 loại the, lụa, gấm, lĩnh với những tên gọi khác nhau như băng hoa, long phượng, mây bay, tứ quế... Trong các loại lụa cổ truyền, nổi tiếng nhất có lẽ là lụa Vân, loại lụa này có hoa nổi bóng mịn trên mặt lụa, hoa chìm thì chỉ thấy khi ra ánh sáng.

Lụa Vạn Phúc với đa dạng sắc màu, hoa văn.

Ngày nay, dù đời sống hiện đại dần len lỏi, người dân Vạn Phúc vẫn giữ được phong cách sống mộc mạc, gắn bó với khung cửi, với sợi tơ óng mượt như một phần không thể tách rời.

Lụa Vạn Phúc nổi tiếng bởi độ mềm, nhẹ, mát, óng ánh tự nhiên và hoa văn sắc sảo. Người thợ dệt phải trải qua hàng chục công đoạn từ chọn tơ, hồ sợi, mắc cửi, dệt hoa văn, nhuộm màu… đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn và tay nghề cao.

Theo chia sẻ của một nghệ nhân hơn 40 năm gắn bó với nghề, mỗi tấm lụa đẹp là kết tinh của hàng tuần lao động, thậm chí hàng tháng. Dệt lụa không chỉ cần khéo tay mà còn phải hiểu cái hồn của từng hoa văn. Mỗi họa tiết đều mang ý nghĩa riêng, phản ánh văn hóa, lối sống và thẩm mỹ của người Việt xưa.

Nhiều hộ gia đình ở Vạn Phúc gắn bó với nghề dệt lụa qua nhiều thế hệ.

Làng Vạn Phúc hiện có hàng trăm hộ sản xuất và kinh doanh sản phẩm lụa, trong đó nhiều gia đình đã truyền nghề qua ba, bốn thế hệ. Các lớp học dạy dệt, nhuộm cũng được tổ chức thường xuyên để thế hệ trẻ tiếp nối nghề tổ.

Du khách quốc tế tham quan khung dệt lụa truyền thống.

Việc kết hợp giữa kỹ thuật truyền thống và mẫu mã hiện đại cũng đang được chú trọng nhằm đưa lụa Vạn Phúc gần hơn với nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Du khách quốc tế lựa chọn, tìm mua lụa Vạn Phúc.

Những năm gần đây, làng lụa Vạn Phúc phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh từ hàng công nghiệp giá rẻ, nguy cơ mai một kỹ thuật dệt truyền thống và biến đổi trong thị hiếu người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhờ sự chung tay của chính quyền và người dân, nhiều giải pháp đã được triển khai để bảo tồn và phát triển làng nghề.

Lụa Vạn Phúc ngày nay vẫn óng ánh dưới nắng, mềm mại theo từng bước chân người mặc, và vẫn là biểu tượng của sự thanh lịch, trang nhã trong văn hóa người Việt. Trên hết làng nghề ấy hiện nay vẫn tiếp tục gìn giữ từng tiếng khung cửi, và âm thầm dệt tiếp giấc mơ lụa Việt để vươn xa trên thị trường quốc tế.

 

 

Quỳnh Trang

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline