Hotline: 0941068156

Thứ năm, 13/02/2025 14:02

Tin nóng

Kỳ họp bất thường lần thứ 9: Cần tư duy mới, cách làm mới, đột phá về thể chế

Đến năm 2030 hoàn thiện cơ chế chính sách ứng dụng năng lượng nguyên tử

Rét đậm, rét hại có thể kéo dài, các địa phương cần chủ động ứng phó

Lào Cai: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tình hình sản xuất nông, lâm, thủy sản và công nghiệp tháng 1/2025

18 địa phương được giao mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 từ 10% trở lên

Hành động quyết liệt để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 13/02/2025

Giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước góp phần sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh

Thứ tư, 12/02/2025 20:02

TMO – Số tiền thuê đất, thuê mặt nước được giảm trong năm 2020 là 2.890 tỷ đồng. Các năm 2021, 2022, 2023 trung bình là 3.734 tỷ đồng/năm đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trong việc tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để có thể sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 31/NQ-CP về việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin ý kiến việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024. Theo đó, Chính phủ quyết nghị đồng ý việc trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 như nội dung trình của Bộ Tài chính tại Tờ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ số 405/TTr-BTC và hồ sơ liên quan kèm theo.

Chính phủ giao Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc xin ý kiến việc giảm tiền thuê đất năm 2024 và ban hành Nghị định của Chính phủ quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024.

Đề xuất giảm tiền thuê đất năm 2024 (Ảnh minh họa)

Để tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và góp phần phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các quyết định giảm tiền thuê đất phải nộp năm 2020, 2021, 2022 đối với doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đang được Nhà nước cho thuê đất hàng năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và quyết định giảm tiền thuê đất năm 2023 để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Theo báo cáo từ Tổng cục Thuế, số tiền thuê đất, thuê mặt nước được giảm theo các quyết định của Thủ tướng chính phủ trong năm 2020 là 2.890 tỷ đồng; các năm 2021, 2022, 2023 trung bình là 3.734 tỷ đồng/năm đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, hộ gia đình, cá nhân trong việc tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 để có thể sớm khôi phục lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong năm 2024, theo báo cáo từ Tổng cục Thống kê, kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm tiếp tục gặp nhiều rủi ro. Bên cạnh đó là tần suất và mức độ nghiêm trọng của thiên tai đã tăng lên theo thời gian và còn tiếp tục tăng hơn nữa do biến đổi khí hậu đã đe dọa an ninh lương thực, an ninh năng lượng gây bất ổn xã hội… Đặc biệt, cơn bão Yagi đổ bộ trực tiếp vào 1 số tỉnh miền Bắc đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các tổ chức, cá nhân tại các địa phương có bão đi qua.

Trước thực trạng này, để có thêm nguồn lực hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ứng phó với những khó khăn, thách thức trong thời gian tới; đồng thời để kịp thời hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng bởi Bão số 3 Yagi, dự phòng các kịch bản về thiên tai có thể ảnh hưởng đến nhiều địa phương trên cả nước; Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định việc giảm tiền thuê đất năm 2024 sau khi được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào đất liền khu vực các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng trưa 7/9/2024 với sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14, giật cấp 16. Bão gây nhiều thiệt hại tại Quảng Ninh, Hải Phòng và nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đặc biệt là Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Thái Nguyên. Đây là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm trên Biển Đông và trong 70 năm qua trên đất liền. Bão số 3 đổ bộ trực tiếp gây thiệt hại rất lớn đối với các địa phương ven biển, nhất là tại tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng; sau bão, mưa lớn kéo dài trên diện rộng tại hầu hết khu vực miền Bắc tiếp tục gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng, tài sản của Nhân dân và Nhà nước.

Theo đó, ảnh hưởng của bão kèm theo các loại hình thiên tai sau bão như lũ quét, sạt lở đất đã làm 344 người chết, mất tích (318 người chết, 26 người mất tích), 1.976 người bị thương. Về nhà ở, 281.966 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 112.034 nhà bị ngập.

Về nông nghiệp, 284.472 ha lúa bị ngập úng, thiệt hại; 61.114 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại; 39.188 ha cây ăn quả bị hư hại; 189.982 ha rừng bị thiệt hại; 35.029ha và 11.832 lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bị hư hỏng, cuốn trôi; 44.174 con gia súc, 5.604.587 con gia cầm bị chết.

Quảng Ninh - địa phương chịu thiệt hại nặng nhất (về kinh tế) do bão số 3 gây ra.

Về cơ sở hạ tầng, đã xảy ra 14 sự cố đường dây 500kV, 40 sự cố đường dây 220kV, 190 sự cố đường dây 110kV; 1.678 sự cố đường dây trung thế; 6.151.038 khách hàng bị mất điện, trong đó 432 khu công nghiệp, cụm công nghiệp bị mất điện,…Về y tế, giáo dục: 3.755 điểm trường và 852 cơ sở y tế bị ảnh hưởng, thiệt hại.

Về giao thông, 820 vị trí trên các tuyến đường quốc lộ bị ách tắc (567 vị trí do sạt lở, hư hỏng công trình; 253 vị trí bị ngập do nước lũ dâng cao) và nhiều tuyến đường nội tỉnh bị sạt lở với tổng khối lượng đất đá là 13.348.292 m3,…Về thuỷ lợi, 2.211 công trình thuỷ lợi, 1.306 công trình nước sạch bị hư hỏng. Tổng thiệt hại kinh tế ước tính ban đầu trên 81.000 tỷ đồng.

 

 

QUỲNH VÂN

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline