Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Giảm thiểu rủi ro trước những tác động của biến đổi khí hậu

Thứ tư, 03/08/2022 07:08

TMO - Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức quốc tế, mà còn là một trong những thách thức lớn trong hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước của Việt Nam. Là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, Việt Nam thường xuyên đối mặt với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán.

Theo Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Việt Nam là một trong những quốc gia bị tác động mạnh mẽ nhất do biến đổi khí hậu, đặc biệt là Đồng bằng sông Cửu Long - 1 trong 3 đồng bằng trên thế giới dễ bị tổn thương nhất do nước biển dâng cao.

Khi mực nước biển dâng, sẽ có nhiều vùng đất bị ngập nước hơn, ngập lụt xảy ra thường xuyên, đất bị xói mòn, hoặc sẽ không còn thích hợp cho nông nghiệp do xâm nhập mặn. Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 15km trong mùa mưa và 50km vào mùa khô, gây thiệt hại về năng suất lúa lên đến 4 tấn/ha/năm. 

 

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến cuộc sống, sinh kế của người dân tại nhiều địa phương 

Tại hội thảo quốc tế "Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương: Chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn tốt” do Bộ Ngoại giao và Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) tổ chức (ngày 29.7), bà Pauline Tamesis - điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam nhấn mạnh: Biến đổi khí hậu có thể làm giảm thu nhập quốc dân tới 3,5% vào năm 2050. 

Còn theo báo cáo mới của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC), trên toàn cầu, nhiệt độ và độ ẩm sẽ tạo ra những điều kiện vượt quá khả năng chịu đựng của con người nếu lượng khí thải không được cắt giảm, Việt Nam nằm trong số những nơi có thể bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Những năm gần đây, các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng gia tăng về cả số lượng và cường độ, ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định và bền vững. Các nghiên cứu cho thấy, tính dễ bị tổn thương do khí hậu ảnh hưởng đến hơn 74% dân số Việt Nam. Những người có sinh kế phụ thuộc vào khí hậu, những người sống trong nghèo đói, bao gồm phụ nữ, trẻ em, người già và người khuyết tật, người dân tộc thiểu số lại chịu tác động nhiều nhất.

Mực nước biển dâng trước tác động của BĐKH sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn lực sản xuất tại các địa phương 

Vì vậy, với chủ trương lấy “nhân dân làm trung tâm, chủ thể”, Việt Nam quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo đảm quyền con người trong ứng phó với BĐKH. Các nội dung về bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về BĐKH ở Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa các Điều ước quốc tế liên quan đến BĐKH mà Việt Nam là thành viên.

Tại Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam tham gia Nhóm Nòng cốt (cùng Philippines và Banglades) thúc đẩy các Nghị quyết hàng năm về BĐKH và quyền con người, với trọng tâm mỗi năm tập trung vào quyền của từng nhóm cụ thể như: quyền trẻ em, quyền phụ nữ quyền người cao tuổi, quyền của người di cư… trong bối cảnh BĐKH. Các Nghị quyết này cũng kêu gọi các quốc gia tăng cường hợp tác và hỗ trợ các nước đang phát triển về tài chính, chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực nhằm đưa ra các biện pháp giảm thiểu và thích ứng với BĐKH. 

Ngoài ra, biến đổi khí hậu với mực nước biển dâng, bão nhiệt đới, lũ lụt và xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến những nguồn sinh kế và nguồn lực sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Môi trường nông nghiệp (Bộ NN&PTNT), biến đổi khí hậu làm giảm năng suất một số loại cây trồng chủ lực. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân sẽ giảm 0,41 tấn/ha vào năm 2030 và 0,72 tấn vào năm 2050. Năng suất cây ngô có nguy cơ giảm 0,44 tấn/ha vào năm 2030 và 0,78 tấn vào năm 2050…

Sản xuất nông nghiệp tại ĐBSCL chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ BĐKH trong nhiều năm qua 

Dự báo đến năm 2100, khu vực ĐBSCL có nguy cơ bị ngập 89.473ha, tương ứng khu vực này sẽ mất khoảng 7,6 triệu tấn lúa/năm nếu nước biển dâng 100cm. Khi đó, Việt Nam có nguy cơ thiếu lương thực trầm trọng, gia tăng tỉ lệ đói nghèo... Do đó, chủ trương chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu đã được Đảng và Nhà nước luôn đề cao.

Vừa qua, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 854/QĐ-TTg ngày 19/7/2022 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng ĐBSCL, giai đoạn 2021 – 2025.

Mục tiêu chung của đề án là nâng cao năng lực chủ động áp dụng các biện pháp thích ứng, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực, tận dụng cơ hội do biến đổi khí hậu mang lại nhằm phát triển bền vững các hợp tác xã nông nghiệp ở khu vực này.

Ngoài ra, trước đó Bộ NN&PTNT đã cùng Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) ký thỏa thuận tài trợ về dự án “Nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long” nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp và chống chịu tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian 5 năm (2022-2027) với tổng kinh phí khoảng 50 triệu USD và được chia thành nhiều đợt. 

Thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực giải quyết các tác động tiêu cực của BĐKH và thúc đẩy hợp tác với các đối tác quốc tế vì ứng phó với biến đổi khí hậu, thúc đẩy vấn đề quyền con người. Đồng thời, triển khai các cam kết tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), trong đó, có cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050; cũng như các cam kết theo các Công ước quốc tế về nhân quyền Việt Nam đã tham gia.

 

 

Bùi Thuận 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline