Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 04:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề tại Nam Định

Thứ ba, 05/09/2023 07:09

TMO - Quá trình phát triển các làng nghề đã góp phần bảo tồn và gìn giữ ngành nghề truyền thống, tạo việc làm cho người lao động, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế -xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất trong làng nghề phần lớn nằm trong các khu dân cư tiềm ẩn nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường. 

Theo thống kê của Chi cục Phát triển nông thôn (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hiện toàn tỉnh có 142 làng nghề, trong đó có 80 làng nghề được UBND tỉnh công nhận. Trong đó, tập trung nhiều nhất ở các huyện Hải Hậu với 41 làng nghề; huyện Ý Yên 25 làng nghề và huyện Nam Trực 21 làng nghề... Nhóm làng nghề truyền thống (trên 50 năm tuổi) có 29 làng nghề với các sản phẩm như: cây cảnh, đồ đồng, đồ gỗ, mây tre đan... mang đậm nét văn hóa truyền thống.

Tuy nhiên, cùng với xu thế phát triển của làng nghề, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, ở một số làng nghề vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ cao về ô nhiễm môi trường. Theo đánh giá của ngành chức năng tỉnh, hầu hết các cơ sở sản xuất trong làng nghề phát triển tự phát, manh mún, quy mô sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu, hoạt động không liên tục, sản xuất theo thời vụ; vẫn còn hiện tượng thành lập mới các cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao thuộc danh mục ngành nghề không được khuyến khích phát triển tại làng nghề. Nhiều làng nghề chưa có hệ thống thu gom nước thải tách biệt với hệ thống thu gom nước mưa, chưa có biện pháp xử lý nước thải, khí thải trước khi xả thải ra ngoài môi trường, chưa có điểm tập kết chất thải rắn đáp ứng yêu cầu…

Các làng nghề cơ khí, thủ công mỹ nghệ phát triển, mở rộng quy mô sản xuất đã khiến việc xử lý ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều khó khăn. 

Những năm gần đây, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã đầu tư cải tạo, khơi thông hệ thống cống rãnh, mương thoát nước trong làng nghề đảm bảo không xảy ra tình trạng ngập úng, ứ đọng nước mưa, nước thải, cảnh quan môi trường làng nghề dần thay đổi, chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc các làng nghề, đặc biệt là các làng nghề cơ khí, thủ công mỹ nghệ phát triển, mở rộng quy mô sản xuất đã khiến việc xử lý ô nhiễm môi trường còn gặp nhiều khó khăn. 

Có thể kể đến, tại các làng nghề chế biến nông sản, thực phẩm như làng nghề làm bún phở Phong Lộc, xã Nam Phong (thành phố Nam Định), làng nghề nước mắm Sa Châu, xã Giao Châu (Giao Thủy)... do quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong bã thải sản xuất làm phát sinh mùi thối, khó chịu và gây ô nhiễm mùi cả một khu vực rộng vào một số thời điểm nhất định. Hầu hết các hộ sản xuất trong làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiết bị, công nghệ sản xuất lạc hậu, hoạt động không liên tục, sản xuất theo thời vụ...

Ở các làng nghề sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ La Xuyên, xã Yên Ninh (Ý Yên), cơ khí Xuân Tiến (Xuân Trường)… vẫn tồn tại tình trạng sử dụng hóa chất độc hại như axit, xút, dung dịch mạ, dung môi hữu cơ, sơn màu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động và người dân địa phương. Làng nghề sơn mài, mây tre đan xuất khẩu tại xã Yên Tiến (Ý Yên) có khoảng 3.000 hộ tham gia sản xuất các sản phẩm sơn mài từ tre, nứa chắp, mộc mỹ nghệ. Đa số các hộ dân tại đây đều sản xuất thủ công, nhận khoán sản phẩm gia công cho các doanh nghiệp nên ý thức bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế....

Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế và thực hiện nghiêm trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường làng nghề, UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng chuyên môn, các xã, phường, thị trấn tập trung chấn chỉnh hoạt động sản xuất và công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Khẩn trương lập và trình UBND huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề, làm căn cứ để triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường làng nghề; chỉ đạo việc thành lập và hướng dẫn hoạt động của tổ chức tự quản về bảo vệ môi trường làng nghề; có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất trong làng nghề.

Tỉnh Nam Định rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, bố trí phân bổ quỹ đất để xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư... Ảnh: TT. 

Rà soát, đưa vào kế hoạch chuyển đổi ngành nghề, di dời cơ sở, hộ gia đình ra khỏi khu dân cư đối với các cơ sở, hộ gia đình sản xuất thuộc ngành, nghề không được khuyến khích phát triển và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường kéo dài. Rà soát lại quy hoạch sử dụng đất, bố trí phân bổ quỹ đất phù hợp với quy hoạch của địa phương để xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề phục vụ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu dân cư... Rà soát, tổng hợp, công bố danh sách các nghề, làng nghề được khuyến khích phát triển và làng nghề gây ô nhiễm môi trường; tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch chuyển đổi ngành nghề không khuyến khích phát triển, di dời ra khỏi làng nghề.

Tham mưu cơ chế chính sách, phân bổ hợp lý các nguồn vốn cho xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường các làng nghề, nhất là các làng nghề có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường tại các làng nghề. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức chấp hành về bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng.

Để làng nghề phát triển bền vững rất cần một giải pháp tổng thể nhằm phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao năng lực quản lý, các cơ quan chức năng cần xây dựng, ban hành và áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó nêu rõ trách nhiệm của từng ngành, địa phương. 

Báo cáo Hiện trạng môi môi trường quốc gia của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2021 cho thấy, cả nước hiện có hơn 4.500 làng nghề, trong đó có khoảng  2.008 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được công nhận (bao gồm 1.356 làng nghề và 652 làng nghề truyền thống).Doanh thu của các làng nghề là 75.720 tỷ đồng (tăng 17.332 tỷ đồng so với năm 2020; tạo việc làm cho khoảng 1,58 triệu lao động với thu nhập bình quân từ 5 đến 6 triệu đồng/ người/ năm.

Nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề chủ yếu từ việc sử dụng than làm nhiên liệu, sử dụng hóa chất, phụ gia trong quá trình sản xuất. Trong đó, nhóm làng nghề có thải lượng ô nhiễm lớn nhất là tái chế (kim loại, nhựa), quá trình tái chế và gia công, xử lý bề mặt, phun sơn, đánh bóng bề mặt sản phẩm, nung, sấy, tẩy trắng, khí thải lò rèn… làm phát sinh bụi và các khí thải như SO2, NO2, hơi axit và kiềm.

Tại các làng nghề chế biến lương thực, thực phẩm, chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước thải và CTR gây ô nhiễm mùi, phát tán các khí ô nhiễm như SO2, NO2, H2S, NH3… Các làng nghề ươm tơ, dệt, nhuộm vải và thuộc da thường bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO2. Các làng nghề thủ công mỹ nghệ thường bị ô nhiễm nặng bởi khí SO2 phát sinh từ quá trình xử lý chống mốc cho các sản phẩm.

Trong những năm qua, công tác bảo vệ môi trường tại các làng nghề có nhiều chuyển biến, các làng nghề được quy hoạch trong cụm công nghiệp và được nâng cấp công nghệ sản xuất, qua đó một phần chất thải phát sinh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, vẫn còn 28% làng nghề ô nhiễm nghiêm trọng tại Quyết định số 577/QĐ-TTg chưa triển khai các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, vẫn còn nhiều làng nghề chưa di dời vào trong cụm công nghiệp…

 

 

Đức Kiên 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline