Hotline: 0941068156

Thứ tư, 14/05/2025 05:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ tư, 14/05/2025

Giảm thiểu các lò đốt rác thủ công gây tác động tới môi trường

Thứ ba, 26/04/2022 11:04

TMO - Hiện nay, hầu hết lượng rác thải sinh hoạt tại tỉnh Thái Bình được xử lý bằng lò đốt rác công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Việc giảm thiểu các lò đốt rác thủ công, ứng dụng công nghệ xử lý rác hiện đại sẽ góp phần kiểm soát hiệu quả chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh.

Tại tỉnh Thái Bình, lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trung bình mỗi xã khoảng 2,5 – 3,5 tấn/ngày, thị trấn khoảng 5 – 7 tấn/ngày, thành phố Thái Bình 140 tấn/ngày. Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 950 tấn/ngày.

Đối với công tác xử lý lượng rác thải sinh hoạt ở trên, Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh cho biết, ngoài việc chôn lấp rác theo phương thức truyền thống, tỉnh Thái Bình đang đầu tư hơn 100 lò đốt rác thải tại 136 xã. Các lò đốt này ngoài một số thông số đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn sinh hoạt như: bảo đảm tiêu chí về thể tích vùng đốt, thời gian lưu cháy… thì hầu hết các thông số kỹ thuật khác không đáp ứng tiêu chuẩn đề ra.

Hầu hết lượng rác thải rắn sinh hoạt tại các địa phương đều không được xử lý mà gom đốt chung 

Ngoài ra, tỉnh Thái Bình có 101 lò đốt rác thải sinh hoạt cho 129 xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh, với công suất thiết kế dao động từ 300 – 1.000kg/giờ. Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy, lò đốt vận hành chỉ đảm bảo công suất thiết kế ở một hai năm đầu; sau đó hiệu suất lò đốt giảm dần theo thời gian. Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã  lựa chọn và tổ chức quan trắc khí thải của 17/92 lò đốt; kết quả phân tích khí thải cho thấy 17 mẫu khí thải đều không đạt quy chuẩn QVCN 61-MT:2016/BTNMT.

Trước sự gia tăng dân số, cũng như phát triển kinh tế xã hội, địa phương này đang đối diện với áp lực xử lý rác thải sinh hoạt rất lớn. Hoạt động hạn chế của các lò đốt rác thủ công cũng đang tác động tới chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh. Để giảm thiểu các lò đốt rác gây ô nhiễm môi trường, tỉnh Thái Bình đã ban hành quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ đối với dự án đầu tư xử lý rác thải tập trung, quy mô lớn đến năm 2025.

Lò đốt rác thủ công tại các huyện tác động lớn đến môi trường đặc biệt là chất lượng không khí 

Theo đó, các dự án đầu tư xử lý rác thải được hỗ trợ phải đảm bảo xử lý rác thải sinh hoạt trong phạm vi của 1 huyện/thành phố trở lên hoặc công suất thiết kế từ 100 tấn rác thải/1 ngày trở lên, đảm bảo công nghệ xử lý phù hợp, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường và các quy định hiện hành của Chính phủ về công nghệ xử lý rác thải rắn sinh hoạt. Ngoài ra, đề án cũng thông tin chi tiết về mức hộ trợ đối với các dự án đầu tư xử lý rác thải sinh hoạt tập trung, cũng như hỗ trợ đối với các xã, phường, thị trấn nơi đặt nhà máy, hoặc giáp ranh liền kề nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tập trung.

Trước mắt, tỉnh yêu cầu các địa phương chú trọng công tác quy hoạch, tạo quỹ đất sạch bàn giao khi có nhà đầu tư, tổ chức vận động, tuyên truyền cho nhân dân biết, đồng thuận trong giải phóng mặt bằng dự án. Cùng với đó, địa phương lựa chọn các nhà đầu tư đáp ứng các yêu cầu để xây dựng nhà máy xử lý tập trung, tiến tới giảm dần những lò đốt rác công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

Bên cạnh phương án về giảm thiểu các lò đốt rác thủ công, tỉnh Thái Bình yêu cầu các địa phương tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền phân loại rác tại nguồn theo lộ trình: Đến năm 2025, 50% chất thải rắn sinh hoạt trở lên được phân loại tại nguồn trước khi thu gom về hệ thống xử lý tập trung. Đến năm 2030, 90% chất thải rắn sinh hoạt trở lên được phân loại tại nguồn trước khi được thu gom về hệ thống xử lý tập trung. Triển khai xây dựng các mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại hộ gia đình ở một vài địa phương sau đó có biện pháp nhân ra diện rộng.

Được biết từ năm 2020 trở đi, tỉnh Thái Bình không hỗ trợ và khuyến khích đầu tư mới khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo công nghệ lò đốt thủ công, quy mô nhỏ trên địa bàn tỉnh. Đối với các lò không hoạt động được thì không khôi phục hoạt động.

 

Thu Trang

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline