Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 14:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 29/07/2022 13:07

TMO - Thời gian qua, tỉnh Tây Ninh xác định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu có ý nghĩa sống còn, gắn kết với sự phát triển bền vững của tỉnh; là nền tảng để hoạch định đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng xã hội thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và phát triển bền vững.

Trong những năm qua, mực nước ở các sông ở Tây Ninh có xu hướng gia tăng so với trung bình nhiều năm, gây ngập lụt tại một số khu vực, điều này cũng được dự đoán sẽ tăng trong tương lai. Mực nước biển dâng cao dẫn đến mặn xâm nhập sâu vào hệ thống sông ngòi, kênh rạch và tầng chứa nước ngầm. Môi trường nước chịu tác động rõ rệt của biến đổi khí hậu, các hoạt động kinh tế-xã hội của người dân cũng gặp nhiều khó khăn, thiệt hại về người và của do thiên tai lên tới hàng tỷ đồng. 

Ngập nước gần đây thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Tây Ninh (4 tháng cuối năm). Thiệt hại ngày càng tăng cao theo sự gia tăng tần suất và mức độ ngập lụt, tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất nông nghiệp và đường giao thông trên phạm vi cả tỉnh, đặc biệt tại huyện Trảng Bàng (Phước Chỉ, Đôn Thuận và Hưng Thuận), Bến Cầu (Long Khánh, An Thạnh) và Châu Thành (xã Biên Giới). 

Tỉnh Tây Ninh nâng cao hiệu quả khai thác các công trình thủy lợi trong chủ động ứng phó với thiên tai 

Để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, góp phần phát triển bền vững, tỉnh Tây Ninh vừa ban hành “Kế hoạch Hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050”.

Trong đó, giai đoạn 2022-2030, tỉnh Tây Ninh xác định sẽ tăng cường công tác dự báo, cảnh báo thiên tai có độ tin cậy cao, đánh giá được các nguy cơ thiên tai để có giải pháp phòng ngừa kịp thời. Đồng thời, lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với điều kiện của tỉnh.

Mục tiêu đến năm 2030, trên 80% cộng đồng dân cư và 100% công chức, viên chức nhà nước hiểu biết cơ bản về biến đổi khí hậu. Theo đó, địa phương chủ động phương án, điều kiện phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai phù hợp với từng ngành, từng lĩnh vực- nhất là những vùng dễ bị tác động của thiên tai. Nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống hạ tầng, công trình thuỷ lợi, kinh tế - xã hội, cộng đồng dân cư trước tác động của biến đổi khí hậu.

Về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính: giảm 8% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường. Phát huy và đẩy mạnh việc khai thác, sử dụng năng lượng mới và tái tạo. Đưa giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính thành các chỉ tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong giai đoạn từ 2031- 2050, tỉnh Tây Ninh xác định là chủ động trong công tác phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu. Lồng ghép phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng biến đổi khí hậu vào các chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, lĩnh vực.

Tây Ninh phấn đấu 100% cán bộ, công chức được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai; trên 80% người dân được nâng cao nhận thức và kỹ năng ứng phó biến đổi khí hậu. Giai đoạn này, tỉnh đẩy mạnh sử dụng tiết kiệm và hiệu quả, sử dụng năng lượng mới, sử dụng công nghệ mới để sản xuất năng lượng tái tạo. Đưa giảm nhẹ phát thải và hấp thụ khí nhà kính thành các chỉ tiêu trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tây Ninh thực hiện các giải pháp nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính nhất là đối với hoạt động sản xuất công nghiệp. 

Quyết tâm giảm 25% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường, trên cơ sở chủ động công tác điều tra, kiểm kê, và thực hiện giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Đồng thời nhận được sự hỗ trợ từ Chính phủ, các bộ ngành và các tổ chức, đối tác quốc tế.

Để hoàn thành các mục tiêu trên, trong kế hoạch hành động, tỉnh Tây Ninh đưa ra nhiều nhóm giải pháp. Trong đó, đối với lĩnh vực tài nguyên nước, Tây Ninh tập trung bảo vệ, phục hồi tài nguyên nước, từ nay đến năm 2030 ngăn chặn được tình trạng suy giảm, suy thoái tài nguyên nước; quản lý hiệu quả tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước của các ngành, cải thiện chất lượng môi trường và phòng, chống thiên tai do nước gây ra phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân….

Xây dựng hệ thống công trình thuỷ lợi, nâng cấp sửa chữa hồ đập, hệ thống kênh tưới, tiêu trước, trong và sau mùa mưa bão để bảo đảm cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và các dịch vụ khác, đồng thời bảo đảm tiêu thoát nước kịp thời trong mùa mưa bão, hạn chế ngập lụt…

Với lĩnh vực tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản, tỉnh sẽ khai thác hợp lý, hiệu quả diện tích đất chưa sử dụng, đất bồi ven sông cho phát triển rừng, phát triển cây xanh ở đô thị và khu công nghiệp; quản lý chặt chẽ rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Thúc đẩy, khuyến khích phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất theo mô hình tuần hoàn, bảo đảm quỹ đất cho phát triển các khu xử lý, tái chế chất thải. Lựa chọn công nghệ tiên tiến trong thu hút dự án có sử dụng đất với các khu vực nhạy cảm về môi trường. Tỉnh sẽ di dời các điểm, khu dân cư, các cơ sở sản xuất ra khỏi các vùng, khu vực có nguy cơ thiên tai, tai biến địa chất, sạt lở, sụt lún.

Cùng đó, tăng cường các giải pháp cải tạo, bảo vệ môi trường đất, nước và đa dạng sinh học, đặc biệt đối với đất sản xuất nông nghiệp bị thoái hoá; ngăn ngừa, giảm thiểu thoái hoá đất, ô nhiễm đất. Quản lý chặt chẽ các nguồn tài nguyên khoáng sản sử dụng làm vật liệu xây dựng thông thường, bảo đảm phòng, chống sạt lở, sụt lún và suy thoái nước ngầm.

Tây Ninh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng như trồng dứa, sầu riêng..., thích ứng với biến đổi khí hậu. Ảnh: Giang Hà 

Trong lĩnh vực nông nghiệp và an ninh lương thực, tỉnh thực hiện chuyển dịch mùa vụ kết hợp với thay đổi giống cây trồng để tránh khô hạn. Tăng cường xây dựng, cải tạo các công trình trữ nước để phục vụ tưới chống hạn vào mùa khô. Tiếp tục tiến hành đa dạng hoá cây trồng (bằng các loài dược liệu), cây ăn trái thích nghi và có giá trị kinh tế cao, có thị trường bao tiêu sản phẩm ổn định gắn với phát triển doanh nghiệp nông nghiệp và hợp tác xã.

Từ nay đến năm 2030, tỉnh tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng thích ứng thông minh với biến đổi khí hậu, phát triển chuỗi giá trị nông, lâm, thuỷ sản bền vững; bảo đảm an ninh lương thực và cân bằng dinh dưỡng quốc gia. Quy hoạch vùng sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao và các tiến bộ khoa học.

 

 

Minh Thu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline