Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 11:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Giải pháp thích ứng hạn mặn vùng ĐBSCL

Thứ sáu, 25/03/2022 14:03

TMO – Vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã từng ghi nhận có những năm lượng mưa trong mùa mưa thấp kỷ lục như mùa mưa năm 2015 và 2019 khi có hiện tượng El Nino cực đoan, kéo theo mùa khô năm 2016 và 2020 dòng chảy sông Mekong rất yếu, mặn lấn sâu kỷ lục vào đất liền. Trong tình hình phức tạp của biến đổi khí hậu, sự xuất hiện của các hồ chứa thủy điện khổng lồ trên dòng chính và các dòng nhánh làm cho tình hình càng phức tạp hơn.

Để giải quyết vấn đề hạn mặn các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo các chuyên gia phải tập trung vào bốn nhóm giải pháp sau:

Thứ nhất, với những năm mưa ít cực đoan, thủy điện tích nước thì ở đồng bằng sông Cửu Long chỉ có cách là né mặn. Dùng công trình ngăn mặn từ biển vào chỉ có tác dụng đầu mùa khô. Đến giữa mùa khô thì dù có ngăn mặn từ ngoài vào, ở bên trong cũng không có nước. Cách tốt nhất trong tình huống này là tránh mặn, như cách các tỉnh ở châu thổ Cửu Long đã làm trong mùa khô năm 2020, rút kinh nghiệm từ thiệt hại mùa khô năm 2016. Việc trữ nước, cấp nước cho sinh hoạt vùng ven biển trong tình huống này cần được tính đến.

Cần giải pháp phù hợp để người dân thích ứng trước diễn biến phức tạp của hạn-mặn. (Ảnh minh họa)

Thứ hai, phục hồi không gian cho dòng sông. Theo các chuyên gia, một khi lũ lớn cực đoan xảy ra, cách suy nghĩ thông thường là cần có nhiều công trình kiên cố hơn để chống lũ mạnh. Thế nhưng, càng có nhiều công trình chống lũ thì lũ sẽ càng hung hãn hơn vì nước bị mất không gian lan tỏa. Giả sử làm đê kiên cố hai bên sông Tiền, sông Hậu để bảo vệ bên trong thì lũ chỉ chảy được trong lòng ống hai con sông này sẽ tàn phá bờ sông, quét sạch nhà cửa ven sông và cuốn trôi toàn bộ các cù lao giữa sông. Việc cần làm để chuẩn bị cho tình huống này là giảm đê bao khép kín canh tác lúa ba vụ trong nội đồng và giữ hai bên sông Tiền, sông Hậu thông thoáng để nước lan tỏa, bớt áp lực. Các đô thị lớn có thể cần công trình bảo vệ với tình huống lũ cực đoan.

Thứ ba, ngoài vấn đề nước từ trên thượng nguồn đổ xuống thì phía biển, nước biển càng ngày càng dâng cao dần. Ranh giới giữa mặn và ngọt sẽ càng sâu vào đất liền trong tương lai. Các công trình ngọt hóa, tức là các vùng "cơi nới" để lấn vùng ngọt ra vùng ven biển sẽ rơi vào tình trạng "chơi vơi", không có nguồn nước ngọt "tiếp viện" trong những năm có mùa khô hạn cực đoan sẽ nhanh chóng cạn kiệt, đất đai nứt nẻ, sụt lún. Do đó, không nên tiếp tục xây dựng thêm các công trình ngọt hóa mà cần tính đến chuyển đổi dần các vùng ngọt hóa để sau năm 2030 trả lại chế độ mặn-ngọt luân phiên để thích ứng với tình hình mới.

Thêm giải pháp nữa, theo các chuyên gia, cần tích cực đầu tư cải cách nông nghiệp. Biết rằng ranh giới mặn-ngọt mùa khô ven biển rồi sẽ lấn sâu hơn, không cưỡng được thì nên thuận theo, canh tác mặn-lợ trong mùa khô và canh tác ngọt trong mùa mưa. Nên giảm cường độ canh tác còn hai vụ, chừa một vụ cho nước lũ tràn đồng làm tươi mới lại đất đai, sông ngòi. Để tăng thu nhập cho người dân thì tập trung giải pháp gia tăng chất lượng lúa gạo, đầu tư nâng cấp công nghệ chế biến, phát triển mạng lưới giao thông, gia tăng hệ thống kho-vận sẽ mang lại thu nhập cao hơn, bền vững hơn so với chỉ gia tăng số vụ, gia tăng sản lượng và gia tăng công trình can thiệp thô bạo, trái quy luật thiên nhiên.

Vẫn còn là mối lo

 

Minh Phụng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline