Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 16:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Gia tăng tình trạng sạt lở các tuyến kênh rạch tại An Giang

Chủ nhật, 06/03/2022 16:03

TMO - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang thông tin, sạt lở bờ sông đang diễn biến ngày càng phức tạp, xu thế sạt lở trên các tuyến kênh, rạch cấp I, cấp II sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt là đối với các kênh rạch tại 7 huyện, thị xã, thành phố.

Theo đó, tổng số các đoạn sông cảnh báo sạt lở gồm 56 đoạn, trong đó, có 6 đoạn thuộc sông Tiền, sông Hậu, sông Vàm Nao, sông Châu Đốc được cảnh báo ở mức độ đặc biệt nguy hiểm, 36 đoạn ở mức độ nguy hiểm; 14 đoạn ở mức độ bình thường. Theo thống kê, trong năm 2021, toàn tỉnh An Giang xảy ra 43 điểm sạt lở, sụt lún, rạn nứt bờ sông, kênh, rạch với tổng chiều dài hơn 2 km, ảnh hưởng đến 39 căn nhà và gây tổng thiệt hại về nhà và đất hơn 2 tỷ đồng.

Bờ bắc kênh Cái Sắn tại địa phận huyện Châu Phú  sạt lở nghiêm trọng với chiều dài 10m, rộng 2m ảnh hưởng đến đời sống của người dân 

Qua kiểm tra rà soát tình hình sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh, hiện nay còn 496 đoạn sạt lở bờ sông, kênh, rạch trên 288 tuyến, tổng chiều dài hơn 10 km. Trong đó sạt lở trên các kênh cấp I, cấp II nối ra sông Hậu, sông Tiền có tổng số là 127 đoạn. Xu thế sạt lở trên các tuyến kênh, rạch cấp I, cấp II sẽ tăng dần theo thời gian, đặc biệt là đối với các kênh rạch ở các huyện, thị, thành gồm An Phú, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Thành và thị xã Tân Châu, thành phố Long Xuyên. 

Nguyên nhân sạt lở do diễn biến thời tiết bất thường, tác động của quá trình biến đổi khí hậu và ảnh hưởng của các đập thủy điện trên sông Mekong gây suy giảm bùn cát từ thượng nguồn về đồng bằng sông Cửu Long, yếu tố dòng chảy, hình thái dòng sông, cấu trúc địa chất bờ sông, vận động kiến tạo và hoạt động kinh tế-xã hội (ghe tàu, khai thác cát, hoạt động xây dựng, vận tải hai bên bờ sông...).

Ngoài ra, dân cư phát triển làm tăng tải trọng xây dựng từ nhà ở, công trình xây dựng công trình kho bãi, nhà máy kiên cố, công trình giao thông, chất tải gần bờ sông làm tăng tải trọng vượt khả năng chịu tải của bờ sông; việc gia tăng phương tiện giao thông trên bờ, dưới sông làm gia tăng tải trọng động và sóng… là những nguyên nhân dẫn đến sạt lở đất ven sông, kênh, rạch trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi, bờ kè để chủ động phòng chống sạt lở nghiêm trọng 

Nhằm chủ động phòng tránh, ngăn ngừa và hạn chế thiệt hại về người và tài sản do sạt lở đất bờ sông, kênh, rạch trong thời gian tới, Sở NN&PTNT đề xuất UBND tỉnh An Giang tổ chức thực hiện các nguyên tắc, giải pháp  như ưu tiên di dời khẩn cấp người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở cao để bảo đảm an toàn, tính mạng, tài sản của nhà nước và nhân dân

Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng các phương án kè mềm, các khối vật liệu sẵn có tại địa phương (cành cây, nhánh cây, lục bình,...), trồng cây bảo vệ mái, chân đê,…. tại những nơi phù hợp; ứng dụng các giải pháp trồng cây chắn sóng (tràm, tre, bạch đàn,...) trên mái sông, mái kênh, cơ đê để bảo vệ cơ, đường bờ, giảm thiểu sạt lở.

Đối với các khu vực, tuyến có khả năng sạt lở cao, sạt lở nhiều đoạn, không đảm bảo ổn định lâu dài, kinh phí gia cố, khắc phục lớn thì nghiên cứu làm đường tránh qua khu vực sạt lở đó hoặc tịnh tuyến tim, tuyến lùi vào bên trong bảo đảm ổn định lâu dài. Việc triển khai có hiệu quả những giải pháp trên sẽ góp phần tích cực vào công tác chống sạt lở trên địa bàn tỉnh.

 

 

Nga Huyền

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline