Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 08:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội

Chủ nhật, 15/09/2024 14:09

TMO - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, tuần qua trên địa bàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 ca so với tuần trước đó). Dịch bệnh sốt xuất huyết hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm. 

Cụ thể, từ ngày 6-9 đến ngày 13-9, toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 37 trường hợp so với tuần trước đó). Bệnh nhân phân bố tại 27 quận, huyện, thị xã. Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Đan Phượng, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Thạch Thất, Thanh Oai, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Phúc Thọ. Các xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Tân Hội, Đồng Tháp, Phương Đình thuộc huyện Đan Phượng; Dương Nội, Hà Đông; Hữu Bằng, Thạch Thất; Đông La, Hoài Đức; Phụng Thượng, Phúc Thọ.

Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 2.966 trường hợp sốt xuất huyết (giảm 71,4% so với cùng kỳ năm 2023) và chưa có ca tử vong. Ngoài ra, trong tuần ghi nhận 9 ổ dịch sốt xuất huyết tại các quận, huyện: Ba Đình, Đan Phượng, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Thanh Oai, Thạch Thất; giảm 1 ổ dịch so với tuần trước. Cũng từ đầu năm  đến nay đã ghi nhận 142 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 18 ổ dịch đang hoạt động. CDC Hà Nội nhận định, dịch sốt xuất huyết hiện đã bắt đầu bước vào giai đoạn cao điểm của dịch hằng năm (diễn ra từ tháng 9 đến tháng 11).

Với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, khó lường kết hợp mưa nhiều như hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản và phát triển của muỗi truyền bệnh. Kết quả giám sát tại một số ổ dịch tuần qua vẫn ghi nhận chỉ số côn trùng cao vượt ngưỡng nguy cơ. Do đó, dự báo số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Cùng với sốt xuất huyết, tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận 52 ca mắc tay chân miệng (tăng 22 ca so với tuần trước). Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân như: Mê Linh, Sóc Sơn, Bắc Từ Liêm, Đan Phượng, Đông Anh. Từ đầu năm 2024 đến nay, thành phố ghi nhận 1.961 ca mắc tay chân miệng (tăng 443 ca so với cùng kỳ năm 2023). Trong tuần không ghi nhận ổ dịch tay chân miêng. Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 41 ổ dịch đều đã kết thúc hoạt động. Ngoài ra, thành phố ghi nhận 3 trường hợp mắc ho gà (tăng 2 trường hợp so với tuần trước). Từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 228 trường hợp ho gà tại 29 quận, huyện, thị xã; trong khi cùng kỳ năm 2023 không có ca bệnh.  

Các địa phương tiếp tục triển khai công tác dọn dẹp, đảm bảo vệ sinh môi trường ngăn ngừa nguy cơ gia tăng số ca mắc sốt xuất huyết (Ảnh minh họa). 

CDC Hà Nội đã và đang triển khai nhiều biện pháp nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh: Tăng cường giám sát, điều tra và xử lý ổ dịch tại các khu vực có ca bệnh. Phối hợp với các đơn vị liên quan đảm bảo vệ sinh môi trường, đặc biệt tại các khu vực bị ngập lụt do mưa lũ như Chương Mỹ, Thạch Thất, Đông Anh, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Quốc Oai.

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục giám sát hoạt động đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh tại các khu vực ngập lụt: Nam Từ Liêm, Sóc Sơn, Ba Đình, Đan Phượng, Thường Tín, Mê Linh, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Thanh Trì. Thực hiện giám sát khu vực ổ dịch sốt xuất huyết đang hoạt động tại Ba Đình và Hai Bà Trưng.

Tăng cường truyền thông, hướng dẫn người dân về nguy cơ dịch bệnh và biện pháp phòng chống trong mùa mưa lũ. Các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực có nguy cơ cao và khu vực bị ảnh hưởng do ngập lụt.

Phối hợp với ban, ngành, đoàn thể hỗ trợ, hướng dẫn người dân thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, nhà cửa ngay sau khi nước rút, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó; tổ chức phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại khu vực có nguy cơ sau khi đã thực hiện vệ sinh môi trường. Tổ chức giám sát, phát hiện sớm, xử lý triệt để, kịp thời ca bệnh, ổ dịch trong và sau ngập lụt như: sốt xuất huyết, tiêu chảy, đau mắt đỏ, cúm, tả, thương hàn…/. 

 

 

Mai Vân 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline