Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 09:11
Thứ bảy, 13/01/2024 13:01
TMO – Ngành tài nguyên môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể chính trị, cơ quan truyền thông đại chúng; tổ chức thường xuyên các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sơn La, trong năm 2023, 100% các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có hành vi vi phạm đều được kiểm soát, xử phạt hành chính về lĩnh vực môi trường; 100% các cơ sở thuộc đối tượng thu phí về bảo vệ môi trường, ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường đã thực hiện đầy đủ; 100% cán bộ làm quản lý về bảo vệ môi trường các cấp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được tập huấn, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường, góp phần vào mục tiêu phát triển bền vững. Chất lượng thẩm định các hồ sơ, thủ tục môi trường được nâng lên rõ rệt…
Công tác đảm bảo vệ sinh môi trường luôn được các địa phương tỉnh Sơn La thực hiện tốt.
Dự báo năm 2024 và những năm tiếp theo, Sơn La có nhiều cơ hội, thời cơ tăng tốc phát triển nhanh, bền vững; cũng đồng nghĩa với nhiều thách thức, khó khăn đan xen về sự phát triển của các cơ sở sản xuất, dịch vụ, các khu - cụm công nghiệp mới, gia tăng áp lực phát thải tới môi trường. Xác định rõ những khó khăn, thách thức, thời gian tới, ngành tài nguyên môi trường sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường, theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức; phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức đoàn thể chính trị, cơ quan truyền thông đại chúng; tổ chức thường xuyên các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường.
Triển khai đầy đủ, có hiệu quả trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường, khuyến khích các cá nhân, tổ chức, các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải.
Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường các dự án đầu tư; kiên quyết loại bỏ những dự án kém hiệu quả, sử dụng công nghệ lạc lậu, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường, hệ sinh thái ngay từ khâu xem xét cấp chủ trương đầu tư.
Tăng cường thanh, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở có lượng phát thải lớn, các cơ sở nằm ở khu vực đầu nguồn nước, các cơ sở chăn nuôi, chế biến nông sản, khai thác khoáng sản. Thường xuyên theo dõi, giám sát các đơn vị khắc phục các tồn tại sau thanh, kiểm tra, hạn chế thấp nhất việc tái diễn các hành vi vi phạm…/.
PV
Bình luận