Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 00:11
Chủ nhật, 08/10/2023 19:10
TMO – UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản chỉ đạo về triển khai xây dựng nông thôn mới (giai đoạn 2021-2025) theo kết luận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Gia Lai giai đoạn 2021-2025 tiếp tục tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh hiệu quả, phát huy vai trò của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh tham gia xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy của cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt Kế hoạch đã đề ra.
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để đẩy nhanh tiến độ, hiệu quả Chương trình. Sở Công Thương chỉ đạo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn kỹ năng phát triển sản phẩm OCOP để tổ chức, cá nhân phát triển các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, phát huy được tính “chăm chỉ, tự lực, hợp tác", tự hào về các sản phẩm do mình tạo ra và làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo chức năng, nhiệm vụ của ngành tham mưu UBND tỉnh đảm bảo đối ứng ngân sách địa phương...
(Ảnh minh họa)
Đối với chính quyền các địa phương trong tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu quyết liệt triển khai thực hiện Chương trình, các chương trình chuyên đề; tiếp tục đẩy mạnh triển khai Chương trình OCOP theo hướng đi sâu vào chất lượng, phát huy vai trò, ý nghĩa của Chương trình trong phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, du lịch nông thôn, bảo vệ môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương. Quán triệt, nâng cao hơn nữa nhận thức, vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương và cả hệ thống chính trị, nhất là vai trò của người đứng đầu trong triển khai xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; phấn đấu đến cuối năm 2025 đạt mục tiêu đề ra. Tiếp tục đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, vận động toàn thể cán bộ, người dân trên địa bàn tham gia xây dựng nông thôn mới để phát huy nội lực của địa phương.../.
Tính đến hết năm 2022, toàn tỉnh Gia Lai có 91/182 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chưa có xã nào đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; có 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới như: TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa; có 125 thôn, làng đạt chuẩn nông thôn mới. Trong đó, có 110 thôn, làng đồng bào dân tộc thiểu số.
PV và CTV
Bình luận