Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 03/05/2024 11:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 03/05/2024

Gia Lai: Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển động vật

Thứ năm, 21/12/2023 10:12

TMO - UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành văn bản chỉ đạo tập trung ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, bảo đảm nguồn cung thực phẩm.

Theo đó, UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ quan chuyên môn và UBND cấp xã chủ động giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi tại địa phương, kịp thời phát hiện sự biến động, tăng số lượng đột biến do có sự cấu kết, hợp thức hoá nguồn gốc động vật, nhập lậu; hợp thức hoá, làm giả, làm trái quy định về kiểm dịch nhập khẩu, kiểm dịch vận chuyển động vật.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát tại các cơ sở thu gom, giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là các địa bàn tiếp giáp biên giới; tăng cường kiểm tra và truy xuất nguồn gốc đối với việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật tiêu thụ tại địa bàn; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật. Các huyện có đường biên giới giáp ranh với Campuchia (Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông), tăng cường tuyên truyền cho Nhân dân khu vực biên giới về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm về các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do vận chuyển trái phép, nhập lậu động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; tăng cường vận động người dân không tham gia, không tiếp tay cho việc vận chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu trái phép vào Việt Nam.

(Ảnh minh họa)

Tập trung các nguồn lực thực hiện hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản trên địa bàn năm 2024 tại địa phương. Chỉ đạo thành lập các đoàn kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng để chủ động chỉ đạo các biện pháp phù hợp, tổ chức ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm những sai phạm trong buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, cũng như trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật.

Các sở, ngành chức năng tăng cường theo dõi, nắm bắt chặt chẽ diễn biến tình hình dịch bệnh động vật trong khu vực, trong nước và các nước láng giềng; kịp thời tham mưu, đề xuất chỉ đạo các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh; đẩy mạnh công tác giám sát, kịp thời phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm; hướng dẫn các trại chăn nuôi, các địa phương xây dựng thành công cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; chỉ đạo cơ quan chuyên môn trực thuộc tăng cường quản lý kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật ra, vào tỉnh qua các trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở tăng cường tuyên truyền về tác hại của việc nhập lậu, nguy cơ xâm nhiễm các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mất an toàn thực phẩm do nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật từ nước ngoài vào Việt Nam; các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật; phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm động vật sản xuất trong nước, nhất là sản phẩm thịt lợn…

Bố trí lực lượng trực 24/24h tại các Trạm Kiểm dịch động vật; chỉ đạo các lực lượng thuộc thẩm quyền tăng cường kiểm tra, tuần tra kiểm soát nhất là trên tuyến Quốc lộ 14, dọc tuyến biên giới, đường 668 và các cửa ngõ mà tỉnh chưa có trạm kiểm soát cố định để kiểm soát, xử lý kịp thời theo đúng quy định. Tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, mua bán động vật, sản phẩm động vật; phối hợp với lực lượng Thú y, Công an kiểm tra hoạt động mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn hành vi đầu cơ, găm hàng, gian lận thương mại, thao túng thị trường, đẩy giá bất hợp lý gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi.../.

 

 

PV và CTV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline