Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 03:01
Thứ hai, 01/01/2024 12:01
TMO – UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng- chống thiên tai; xây dựng kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo, điều hành về phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai và đẩy mạnh thông tin tuyên truyền.
UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống thiên (PCTT) tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Kế hoạch đưa ra 9 nhiệm vụ trọng tâm cần phải tập trung thực hiện, gồm: Kiện toàn cơ quan chỉ huy phòng- chống thiên tai; xây dựng kế hoạch, phương án, văn bản chỉ đạo, điều hành về phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tăng cường chất lượng dự báo, cảnh báo thiên tai và thông tin tuyên truyền; tăng cường đầu tư, nâng cao khả năng chống chịu trước thiên tai của các công trình phòng chống thiên tai; tập huấn nguồn nhân lực và nâng cao nhận thức cộng đồng; chuẩn bị theo phương châm “4 tại chỗ"; làm tốt công tác cứu hộ, cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ; tiếp tục thực hiện kế hoạch thu, nộp, phân bổ quỹ phòng-chống thiên tai và thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban, thông tin báo cáo.
(Ảnh minh họa)
UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị chủ động thực hiện tốt công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, hiệu quả, để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do thiên tai gây ra. Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ). Đảm bảo thông tin liên lạc, giao thông thông suốt trong mọi tình huống, an toàn cho các công trình thủy lợi, thủy điện, kè chống sạt lở, đường giao thông, điện, nước, nhà cửa,... nhằm phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa và đời sống của Nhân dân.
Chấp hành nghiêm các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi thiên tai xảy ra; đồng thời tự giác tham gia cùng chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và Nhân dân trên địa bàn tỉnh trong hoạt động phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật; chủ động rà soát các điểm có nguy cơ cao về sạt lở, lũ quét để xây dựng các phương án ứng phó kịp thời, có hiệu quả; kiên quyết di dời các hộ dân sinh sống ven sông, suối, khu vực sườn, đồi dốc có nguy cơ sạt lở đến nơi an toàn…/.
PV và CTV
Bình luận