Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 12:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Ghi nhận gần 460 trận động đất trên cả nước tính từ đầu năm 2024 đến nay

Thứ tư, 04/12/2024 06:12

TMO - Tính từ đầu năm 2024 đến nay, trên cả nước đã ghi nhận 458 trận động đất xảy ra tại các tỉnh thành, trong đó chủ yếu diễn ra tại huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum. Các chuyên gia thông tin, các trận động đất tại Kon Plong trong thời gian qua là động đất kích thích.

Việt Nam thường xuyên chứng kiến các trận động đất nhỏ và trung bình, đặc biệt là ở các vùng có hoạt động địa chất như khu vực ven biển phía Bắc và khu vực miền Trung.

Tuy nhiên, các trận động đất ở Việt Nam thường ít cảm nhận được và gây ra ít thiệt hại so với các quốc gia nằm trên các vùng biển sâu. Điều này là do tầng đất phía trên dày hơn và cấu trúc đô thị không quá chịu tác động của động đất.

Theo thống kê từ Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam), trên cả nước đã xảy ra 458 trận động đất từ đầu năm đến nay, trong đó có đến 430 trận xảy ra ở huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.

Các trận động đất lớn nhỏ xảy ra trên 17 tỉnh từ đầu năm tới nay bao gồm: Kon Tum, Hòa Bình, Tuyên Quang, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Yên Bái, Vĩnh Phúc, Thừa Thiên - Huế, Thanh Hóa, Điện Biên, Ninh Bình, Lai Châu, Cao Bằng, Lào Cai, Phú Thọ và Hà Nội. Cập nhật từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Vật lý Địa cầu cũng cho thấy, chỉ riêng trong tháng 11 vừa qua, huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum hứng chịu 39 trận động đất, lớn nhất là 4.0 độ richter trong tổng số 44 trận trên cả nước. Trong đó một số ngày xuất hiện nhiều trận động đất như: Ngày 30/11 đã xảy ra 6 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2.5 đến 4.

Huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum là địa phương thường xuyên ghi nhận động đất. (Ảnh minh hoạ).

Tiếp đó ngày 27/11 xảy ra 5 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2.5 đến 2.9; ngày 26/11 xảy ra 12 trận động đất liên tiếp có độ lớn từ 2.6 đến 3.8; ngày 16/11 xảy ra 3 trận động đất có độ lớn từ 3.1 đến 3.2; ngày 13/11 xảy ra 3 trận động đất có độ lớn từ 2.8 đến 3.3. 5 trận động đất còn lại xảy ra tại khu vực huyện Nam Trà My thuộc tỉnh Quảng Nam và huyện Thanh Thủy của tỉnh Phú Thọ, với độ lớn từ 2.6-3.3.

Đáng chú ý, trận động đất có độ lớn 3.3 xảy ra tại huyện Thanh Thủy (tỉnh Phú Thọ) vào ngày 9/11, đã gây rung lắc nhẹ tại các khu vực lân cận, thậm chí rung lắc còn lan rộng tới một ố khu vực ở Hà Nội. Lý giải về những trận động đất xảy ra liên tiếp ở Kon Plong, tỉnh Kontum, đại diện Viện Vật lý Địa cầu cho biết, các trận động đất tại Kon Plong là động đất kích thích, xảy ra do quá trình tích nước của hồ chứa thủy điện tác động lên hệ thống đứt gãy hoạt động bên dưới. Một số yếu tố liên quan đến động đất kích thích như mực nước hồ chứa, tốc độ tích nước hồ chứa, tổng lượng nước sẽ tác động đến động đất.

Tuy vậy, những ảnh hưởng này có thể diễn ra sau vài tháng, vài năm khi ngấm đủ xuống bên dưới. Trên thực tế có 3 điều kiện để có thể xảy ra động đất kích thích. Thứ nhất là nền đất, ở Việt Nam đã xảy ra trong nền đất đá vôi, đá granite và đá biến chất.

Ở Kon Tum thường xảy ra động đất trong điều kiện nền đá biến chất. Điều kiện thứ hai để xuất hiện động đất kích thích là ứng xuất kiến tạo. Điều kiện thứ 3 là đới biến dạng kiến tạo liên thông với hồ chứa và khi hồ chứa đủ mức lớn sẽ gây ra động đất lớn. Tại Việt Nam, động đất kích thích từng xảy ra tại thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sông Tranh 2, thủy điện Sơn La.

Trong đó, động đất kích thích xảy ra tại sông Tranh 2 kéo dài hơn 10 năm với cả nghìn trận. Lãnh đạo Viện Vật lý Địa cầu cho biết, một trong những tác động trực tiếp của các trận động đất là rung cuộn mặt đất, gây ra hiện tượng nứt vỡ, làm sụp đổ các công trình xây dựng, gây sạt lở đất đá, lở tuyết.

Mức độ nghiêm trọng của nó dựa trên cường độ, khoảng cách tính từ chấn tâm, và các điều kiện về địa chất, địa mạo tại nơi bị ảnh hưởng. Theo chuyên gia về động đất dự báo, động đất ở Kon Tum sẽ còn tiếp diễn nhưng sẽ theo từng đợt và khó có khả năng lớn hơn 5,5 độ richter và gây ảnh hưởng đến khu vực đông dân cư và công trình trọng điểm, đặc biệt là vùng tâm chấn.

Chính vì vậy, địa phương cần cập nhật thông tin thường xuyên để đưa ra phương án thiết kế kháng chấn cho các loại công trình. Bên cạnh đó, do vị trí địa lý giáp ranh, dù động đất xảy ra tại tỉnh Kon Tum, nhưng người dân ở huyện miền núi Nam Trà My, Quảng Nam vẫn chịu ảnh hưởng mạnh từ dư chấn. Đơn cử như vào chiều và tối 30/11, nhiều trận động đất xảy ra tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, đã gây dư chấn mạnh đến huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khiến nhiều tảng đá lớn lăn xuống đe dọa 17 hộ dân với 69 nhân khẩu ở làng Tu Hon, thôn 3, xã Trà Don huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.

Do ảnh hưởng của động đất đã khiến nhiều tảng đá lớn ập xuống, đe doạ 69 nhân khẩu ở làng Tu Hon, thôn 3, xã Trà Don huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. (Ảnh minh hoạ: BQN).

Mới đây, trong sáng nay (2/12) thông tin từ Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, Viện Vật lý địa cầu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam, tại khu vực huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum tiếp tục xảy ra 4 trận động đất với độ lớn từ 2.7 đến 3.3. Trước đó, trong ngày 1/12, tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cũng ghi nhận xảy ra thêm 3 trận động đất có độ lớn lầm lượt là 2,7, 2,8 và 3,2. Các trận động đất có độ sâu chấn tiêu từ 8,5km đến 10km. Viện Vật lý Địa cầu đang tiếp tục theo dõi các trận động đất này.

Theo quy định về “quy chế phòng, chống động đất, sóng thần,” ủy ban nhân dân các cấp khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần phải thông báo tin trên đến nhân dân trong khu vực; tổ chức hướng dẫn sơ tán dân và huy động các phương tiện trên địa bàn để giúp dân sơ tán đến nơi an toàn đồng thời có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự trong khu vực. Khi nhận được tin động đất, cảnh báo sóng thần, mọi công dân trong vùng bị ảnh hưởng phải chủ động sơ tán khỏi vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn.

Mặc dù các trận động đất tại Việt Nam hiện nay chưa gây ra quá nhiều thiệt hại, tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo an toàn khi động đất xảy ra, nếu đang ở trong nhà, người dân hãy tìm nơi chắc chắn như bàn, gầm bàn hoặc cột, tránh các vật dụng gần cửa sổ, tường hoặc các vật có thể rơi xuống. Nếu đang ở ngoài trời, tránh xa các cấu trúc, cây cối, và đứng trên không.

Bên cạnh đó, giữ vững vị trí, nếu đang lái xe, dừng lại ở nơi an toàn và tránh các khu vực có nguy cơ sạt lở hoặc sụp đổ. Ngay lập tức tìm nơi an toàn, sau khi động đất kết thúc, kiểm tra bản thân và người xung quanh để đảm bảo không có ai bị thương. Tìm nơi an toàn và tránh các khu vực có nguy cơ tiếp tục động đất.

Đồng thời, cần đánh giá tình hình, kiểm tra tình trạng của ngôi nhà hoặc cơ sở và đảm bảo không có nguy cơ sụp đổ hoặc rủi ro khác. Đánh giá tình hình an toàn và sẵn sàng sự giúp đỡ cho những người cần thiết. Lưu ý rằng an toàn là quan trọng nhất trong khi ứng phó với động đất, hãy luôn tuân thủ các hướng dẫn cụ thể từ các chuyên gia và cơ quan chính phủ và địa phương…/.

 

Thành Đạt

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline