Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 25/01/2025 01:01

Tin nóng

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Thứ bảy, 25/01/2025

EU thay đổi quy định về mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Thứ hai, 05/02/2024 19:02

TMO - Trong sản xuất nông nghiệp nông dân cần phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để tránh sâu hại kháng thuốc, miễn nhiễm. Càng phun nhiều dẫn đến tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. Vì vậy, cần phun đúng cách, đúng liều lượng và phải có thời gian cách ly.

Ủy ban Châu Âu (EU) vừa ban hành Quy định mới sửa đổi Phụ lục II và  V Quy định (EC) số 396/2005 của Nghị viện và của Hội đồng Châu Âu liên quan đến mức dư lượng tối đa (MRL) đối với hoạt chất Oxamyl áp dụng đối với một số nông sản.

Theo quy định trước đây, EU cho phép ngưỡng MRL Oaxmyl trên các loại nông sản là 0,01 đến 0,05 mg/kg đối với hầu  hết các loại nông sản có nguồn gốc động và thực vật. Tại quy định mới (EU) 2024/331, EU sẽ áp dụng mức MRL cho phép mức dư lượng Oxamyl trên các loại nông sản  ở mức rất thấp là 0,001 mg/kg. EU cũng cho phép áp dụng đối với một nông sản cho mức MRL cao hơn như: quả bơ áp dụng ở mức 0,005 mg/kg, cà chua 0,002 mg/kg; các loại  ngũ cốc trong đó có gạo; các sản phẩm động vật  MRL là 0,005 mg/kg. Duy nhất EU cho phép áp dụng MRL hoạt chất Oxamyl đối với hạt ca cao ở mức mới là 0,01 mg/kg. Quy định này sẽ có hiệu lực vào ngày 11/5/2024.

(Ảnh minh họa)

Hiểu đúng về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản

Theo các chuyên gia, trong sản xuất nông nghiệp, nông dân cần phun thuốc bảo vệ thực vật đúng cách để tránh sâu hại kháng thuốc, miễn nhiễm. Càng phun nhiều dẫn đến tồn dư dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản. Vì vậy, cần phun đúng cách, đúng liều lượng và phải có thời gian cách ly.

Đối với một số loại cây trồng, đặc biệt là cây thanh long, thông thường đất càng nhiều thì trồng thanh long càng rộng, phát sinh thêm chi phí nên nhiều người muốn phun thuốc một lần ngừa từ 3 - 4 loại bệnh và trộn không đúng làm trùng hoạt chất và khác hoạt chất hoặc chất độn khác nhau lại gây phản ứng ngược lại. Vì vậy, phải thường xuyên theo dõi vườn cây để phát hiện bệnh kịp thời và tiến hành trị dứt điểm bệnh.

Thời gian phun lần cuối tới khi thu hoạch, lượng thuốc bắt đầu giảm trong thân cây và lá cây, tuy nhiên lượng thuốc còn dư lại rất độc hại với con người. Vì vậy, thời gian cách ly rất quan trọng và phải đặc biệt chú ý. Đối với biện pháp 4 đúng phải được thực hiện đồng bộ, đầy đủ, đúng thuốc, đối tượng, liều lượng và nồng độ, thời gian.

Theo các chuyên gia, chăm sóc cho cây khỏe sẽ giải quyết được nhiều vấn đề về sâu bệnh, giảm được chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Nhận dạng được sâu bệnh và chọn giải pháp phòng trừ. Sau đó, làm vệ sinh và giảm áp lực sâu bệnh hại trên vườn. Nếu khâu đầu tiên được giải quyết tốt thì có thể hạn chế được đến 80% sâu bệnh, chỉ còn 20%, 2 giải pháp quan trọng là cơ học và hóa học. Khi sử dụng một số biện pháp khác thì có thể áp dụng bao trái cho những cây có giá trị. Nếu dịch hại ở ngưỡng không quá cao thì áp dụng biện pháp hóa học là giải pháp cuối cùng, nhưng phải chú ý thời gian cách ly sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là bao nhiêu ngày trước khi thu hoạch để an toàn.

Khi vườn cây gần đến ngày thu hoạch, nông dân cần chọn đúng loại thuốc có thời gian cách ly hợp lý để đảm bảo an toàn sản phẩm không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Hiện, giai đoạn đầu, đối với cây thanh long và một số loại cây trồng khác có khoảng 28 ngày thu hoạch thì có 14 ngày đầu để chọn loại thuốc bảo vệ thực vật lưu dẫn để đảm bảo thời gian cách ly. Qua ngày 14 đến ngày 28 khi bước vào đợt thu hoạch trái nên đổi lại những loại thuốc sinh học thì chắc chắn an toàn cho người sử dụng. Vì vậy, người trồng cần chú ý và áp dụng cho giai đoạn sau những biện pháp sinh học có thời gian cách ly ngắn khoảng 3 ngày, chắc chắn có sản phẩm an toàn phục vụ cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline