Hotline: 0941068156

Thứ hai, 13/05/2024 10:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 13/05/2024

EU đánh giá cao Việt Nam trong nỗ lực thúc đẩy phát triển năng lượng xanh

Thứ sáu, 26/01/2024 15:01

TMO - Năm 2024, Việt Nam cần có cơ chế linh hoạt hơn để tháo gỡ khó khăn, sửa đổi điều chỉnh bổ sung về tiến độ và nội dung một cách linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia thực hiện dự án liên quan đến phát triển năng lượng xanh.

Việt Nam đã và đang triển khai nhiều chương trình, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu cam kết đạt phát thải ròng bằng "0" vào 2050 tại COP26 và các nội dung tại COP28. Trong đó có lĩnh vực chuyển đổi năng lượng bền vững với sự hỗ trợ của EU. Chương trình Chuyển đổi Năng lượng Bền vững giữa Liên minh châu Âu (EU) - Việt Nam trị giá 142 triệu Euro (khoản viện trợ không hoàn lại của EU) có hiệu lực và ngày 31/12/2021. Đây là chương trình tiếp theo sau Chương trình hỗ trợ chính sách ngành năng lượng Việt Nam trị giá 108 triệu Euro do EU tài trợ không hoàn lại cho Việt Nam trong giai đoạn 2018-2021. Chương trình SETP được ký vào thời điểm EU đã phê chuẩn Chương trình hỗ trợ đa mục tiêu Việt Nam-EU giai đoạn 2021-2027. Qua Chương trình này, EU sẽ hỗ trợ Việt Nam giải quyết các thách thức trong quá trình chuyển đổi năng lượng.

Năm 2023, Việt Nam đã ban hành Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII), đây là bước tiến quan trọng, đặt ra nhiều cơ hội cũng như thách thức khi thực hiện chuyển dịch năng lượng bền vững. Trong bối cảnh đó, vai trò của diễn đàn trao đổi chính sách ngày càng trở nên quan trọng và cần thiết nhằm tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác phát triển.

(Ảnh minh họa)

Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam Julien Guerrier cho biết, Liên minh châu Âu đang tích cực hành động thúc đẩy thực hiện chương trình chuyển dịch năng lượng công bằng JETP thông qua các chương trình hợp tác, đối thoại ở mức độ quốc gia, cùng như sự tham gia tích cực thực hiện của khu vực tư nhân. Đồng thời đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng xanh và những thành quả mà Việt Nam cũng như khu vực tư nhân đã đạt được.

Chương trình SETP bao gồm 4 hợp phần các biện pháp hỗ trợ bổ sung trị giá 21 triệu Euro: Dự án Hỗ trợ Kỹ thuật Chuyển dịch Năng lượng Bền vững Việt Nam-EU (Dự án EVSET); dự án Đẩy mạnh hoạt động tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp công nghiệp lớn thông qua hệ thống quản lý năng lượng và tối ưu hóa hệ thống và thực hành tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam (Dự án IEEP) (UNIDO); dự án Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng (Dự án AsIS4EE) (GGGI); dự án Nâng cao nhận thức cộng đồng về Năng lượng Tái tạo và Hiệu quả Năng lượng (Oxfam).

Bộ Công Thương đánh giá, các dự án đều có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, thiết thực với tình hình cũng như định hướng phát triển về chuyển dịch năng lượng bền vững. Tuy nhiên, cần có cơ chế linh hoạt hơn để tháo gỡ khó khăn, sửa đổi điều chỉnh bổ sung về tiến độ và nội dung một cách linh hoạt, tạo điều kiện tối đa cho các chuyên gia thực hiện dự án…/.

 

 

THANH BÌNH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline