Hotline: 0941068156
Thứ ba, 26/11/2024 07:11
Thứ ba, 25/07/2023 11:07
TMO - Các nhà lập pháp EU và các nước thành viên hiện vẫn đang tiến hành đàm phán để hoàn thiện đạo luật này trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào năm 2024.
Theo đó, chỉ tính riêng trong năm 2022, Liên minh châu Âu (EU) đã chi 69 tỷ euro (77,47 tỷ USD) cho những nỗ lực bảo vệ môi trường. Các khoản chi tập trung chủ yếu vào các dịch vụ xử lý nước thải (chiếm 445) và quản lý chất thải (chiếm 25,7%).
Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), trong giai đoạn 2018-2022, mức chi tiêu cho bảo vệ môi trường của EU đã tăng 24%. Mặc dù có sự sụt giảm đối với năm 2020, tuy nhiên, đầu tư vào lĩnh vực này đã phục hồi trở lại từ năm 2021. Tiếp đến là bảo vệ không khí (10,5%); bảo vệ chống bức xạ, nghiên cứu và phát triển (R&D) trong lĩnh vực môi trường và các hoạt động bảo vệ môi trường khác (7,8%). Tuy nhiên, đối với lĩnh vực đa dạng sinh học, đầu tư cho bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên chỉ chiếm 4,4% trong tổng mức đầu tư nói trên.
(Ảnh minh họa)
Trước đó, ngày 12/7, Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua đạo luật nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ đa dạng sinh học và phục hồi thiên nhiên. Các nhà lập pháp EU và các nước thành viên hiện vẫn đang tiến hành đàm phán để hoàn thiện đạo luật này trước cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu vào năm tới.
Theo Eurostat, năm 2022, các tập đoàn thuộc khối EU đã đầu tư xấp xỉ 44 tỷ euro cho bảo vệ môi trường, chiếm khoảng 65% tổng mức chi 69 tỷ euro và tăng 22% so với năm 2018. Trong khi đó, chi tiêu bảo vệ môi trường của các chính phủ và các tổ chức phi lợi nhuận chiếm 35% và tăng 21% trong vòng 4 năm. Sở dĩ có sự khác nhau về mức đầu tư bảo vệ môi trường giữa các nước thành viên EU là do một số quốc gia phụ thuộc rất nhiều vào chính phủ để cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường, còn những quốc gia khác sử dụng một phần các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường.
LAN HƯƠNG
Bình luận